Thứ hai, 02/12/2024

Câu chuyện truyền giáo – Tục lệ chuộc vợ của người H’Mông

Cập nhật lúc 09:48 26/03/2022

Trong lúc tôi đang tiếp khách, điện thoại reo lên. Nhìn vào điện thoại thấy số lạ nhưng tôi vẫn bắt máy.
  • Linh mục: Allo? Tôi xin nghe!
  • Thanh niên H’Mông: Cháu chào chú. Cháu là … ở bản … hôm gặp chú tại một quán ăn bên vệ đường đó. Chú đãi cháu bát phở to đấy! Chú khỏe không?
  • Linh mục: À, chú nhớ rồi! Chú khỏe. Tết vừa rồi hẹn cháu tới chơi nhưng vì dịch bệnh quá nên chưa tới được. Nhưng cũng không sao liên lạc với cháu được. Cháu mới thay số à?
  • Thanh niên H’Mông: Không. Số kia hết tiền nên mượn số này để gọi.
  • Linh mục: Ăn Tết to không?
  • Thanh niên H’Mông: Bình thường thôi. Không có tiền nên ăn Tết bình thường.
  • Linh mục: Vậy à! Thế mời chú đến mà không có gì hả? (cười… cười)
  • Thanh niên H’Mông: Vì chú không đến nên chỉ thế thôi! Chú còn nhớ bản của cháu không?
  • Linh mục: Nhớ đường vào thôi. Vì trong Tết đã vào bản đó nhưng họ làm đường nên không vào được. Đường đã làm xong chưa?
  • Thanh niên H’Mông: Còn khoảng 2 cây số nữa.
  • Linh mục: Khi nào họ làm xong đường, allo cho chú. Chú sẽ tới. Cháu đã định đi làm gì chưa?
  • Thanh niên H’Mông: Định đi làm rồi nhưng không có tiền chuộc vợ nên chưa đi được.
  • Linh mục: Sao lại phải chuộc? Cháu còn ít tuổi mà! Cháu mới lấy vợ hả?
  • Thanh niên H’Mông: Vâng. Cháu “bắt vợ” từ năm ngoái. Có một đứa con. Theo tục lệ người H’Mông, khi vợ có con nó về nhà đẻ. Nhà trai sang hỏi và  lúc đó mới chính thức cưới.
  • Linh mục: Cháu sang hỏi chưa?
  • Thanh niên H’Mông: Hỏi rồi nhưng nó chưa cho mang vợ về vì thiếu tiền.
  • Linh mục: Sao lại phải “nộp tiền” mới được mang vợ về. Đó là tiền “thách cưới” à?
  • Thanh niên H’Mông: Vâng. Phải nộp 20 triệu. Nó mới cho mang vợ về. Cháu mới nộp được 2 triệu. Còn thiếu 18 triệu nữa. Cháu đi vay lãi suốt mấy ngày nay mà không vay được.
  • Linh mục: Vay lãi thì lấy gì mà trả. Cứ gửi vợ bên ông bà ngoại rồi khi nào kiếm đủ tiền mới đón vợ về.
  • Thanh niên H’Mông: Không được chú ạ. Nếu thằng nào có đủ tiền đưa cho nó (bố vợ), là nó gả con gái ngay đấy! Thế là mất vợ ngay!
  • Linh mục: Sao lại thế được! Vợ cháu và con cháu thì ai lấy được?
  • Thanh niên H’Mông: Chưa đăng ký kết hôn vì thiếu tuổi. Nhưng chúng cháu thích nhau! Rồi có con với nhau!
  • Linh mục: Vậy là cả hai chúng cháu là chưa đủ tuổi kết hôn à?
  • Thanh niên H’Mông: Người H’Mông đều thế mà chú!
  • Linh mục: (một hủ tục) Vậy cháu tính thế nào?
  • Thanh niên H’Mông: Cháu cũng chưa biết! Có khi mất vợ thôi!
  • Linh mục: Cháu kiếm việc gì làm ra tiền rồi chuộc vợ sau cũng được.
  • Thanh niên H’Mông: Khó nghĩ quá, chú ơi!!!
Sau cuộc nói chuyện đó tôi suy nghĩ nhiều về hôn nhân Công Giáo: “Bởi giao ước Hôn nhân, người nam và người nữ “không còn là hai nhưng là một xương một thịt” (Mt 19,6) phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hiệp mật thiết trong con người và trong hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày một đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau, cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi phải kết hợp với nhau bất khả phân ly” (MV.48).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành  
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log