Thứ sáu, 29/03/2024

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIV Thường Niên B

Cập nhật lúc 09:27 09/09/2021
Suy niệm 1
Hạnh phúc vì từ bỏ!
Mc 8, 27-35
 
Sự từ bỏ không hạnh phúc.
Chúa Giêsu nói: "Nếu ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Như vậy, theo Chúa Giêsu là sống trong sự từ bỏ, chấp nhận đau khổ, và sống trong nghèo khổ. Chúng ta biết thế và biết rõ! Nhưng khi đối mặt điều đó, chúng ta không biết cách lựa chọn vì chúng ta không thích nghèo khổ. Trong mỗi tình huống khó khăn, chúng ta dễ dàng đưa ra " lý do gì đó" để không thể đi xa hơn
Tin Mừng hôm nay đặt vấn đề với chúng ta, là người muốn theo Chúa Giêsu:
- Ai trong chúng ta có khả năng chọn mất tất cả, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng? 
- Ai trong chúng ta có thể chọn lựa bị đau khổ nhiều, bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sỹ chối bỏ và giết đi?
- Ai trong chúng ta có khả năng mất mạng sống để tuân theo mệnh lệnh của Chúa Giêsu?
Rất khó có thể trả lời những câu hỏi đó! Chúng ta rất dễ né tránh nghèo khổ và những đòi hỏi của Chúa Giêsu. Thật xấu hổ cho chúng ta, khi Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta từ bỏ như vậy mà chúng ta lại né tránh! Có lẽ vì chúng ta nghĩ rằng:
- Tại sao lại phải làm cho sự nghèo khổ trở nên mục đích của đời sống chúng ta?
- Tại sao lại chọn từ bỏ và chết thay vì tận hưởng cuộc sống? Có lẽ về một khía cạnh nào đó, chúng ta rơi vào chủ nghĩa duy vật hiện sinh, chỉ có cuộc sống hiện tại, chết là hết. Vì thế, chúng ta nghĩ rằng sự từ bỏ mà Chúa Giêsu yêu cầu là không hạnh phúc.
Điểm dừng của cái chết.
Chúa Giêsu nói: "Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất ".
- Chúa Giêsu là ai mà lại yêu cầu chúng ta từ bỏ mạng sống mình? 
- Chúa Giêsu là ai, mà lại muốn chúng ta chọn sự mất mát khi mà chúng ta muốn sống với tất cả khuynh hướng của con người?
Phê-rô, đại diện cho các môn đệ và chúng ta lên tiếng trả lời: "Thầy là Đấng Ki-tô”. Nhưng khi Chúa Giêsu dạy Phê-rô biết: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sỹ chối bỏ và giết đi”, thì Phê-rô bắt đầu can trách Chúa.
Chúng ta cũng như Phê-rô, dù nhận ra Vinh Quang của Chúa Kitô, nhưng vẫn từ chối viễn cảnh nghèo khổ tuyệt đối này:
- Phê-rô từ chối điều đó đối với Chúa Giêsu cũng như đối với chính mình. 
- Phê-rô ghê tởm sự lựa chọn bệnh hoạn này. 
Nhưng với lựa chọn này, liệu Phê-rô có thực sự bị dồn vào chân tường không?
Chúa Giêsu dạy rằng Ngài phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sỹ chối bỏ và giết đi”, nhưng Ngài không dừng lại ở đó. Ngài nói tiếp: “rồi ngày thứ ba sẽ sống lại”!. Đúng ra Phê-rô nghe không rõ. Phê-rô không đi đến cùng những lời của Chúa Giêsu. Phê-rô dừng lại giữa đường, trong khi Chúa Giêsu loan báo một chiến thắng chưa từng có, chiến thắng của Sự sống: “bị giết, rồi ngày thứ ba sẽ sống lại! "
Như vậy, Chúa Giêsu không yêu cầu nghèo khó, từ bỏ, đau khổ và phải chết là mục tiêu theo đuổi. Chúa Giêsu không chọn nghèo khổ và chết cho mình. Ngài chọn Sự sống, Sự sống cho chúng ta cùng với Ngài.
Hạnh phúc vì từ bỏ!
Chúa Giêsu muốn chúng ta sống và Ngài không muốn gì khác. Ngài không yêu cầu bất cứ điều gì khác. Sự Sống chúng ta rất quan trọng đối với Ngài, đến nỗi Ngài sẵn sàng từ bỏ tất cả để trao Sự Sống cho chúng ta… Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta: "Thầy là ai ư?. Đúng, như anh em đã tuyên xưng: Thầy là Đức Kitô, Đấng Thiên Sai mà anh em đang chờ đợi. Thầy vĩ đại hơn Gioan Tẩy giả, Elia hoặc các tiên tri khác. Đối với anh em, Thầy sẽ phá đổ bức tường sự chết, bức tường mà tất cả anh em đều chống lại. Thầy đến để mở con đường vượt qua này cho anh em”..
Chúa Giêsu hỏi mỗi người chúng ta: "Thầy là ai ?. Thập giá mới là câu trả lời cuối cùng và chính xác nhất
- Bị tước bỏ tất cả trên Thập giá, Chúa Giêsu ở bên bờ Phục sinh. 
- Điều quan trọng trên hết tất cả là đem lại hạnh phúc cho chúng ta. 
- Chúa Giêsu không thể chịu đựng nổi khi nhìn thấy chúng ta bất hạnh, bị kết án tử hình.
- Thà Ngài cho sự sống của Ngài hơn là để chúng ta ở trong cái chết như thế. 
- Ngài ban Sự Sống của Ngài để chúng ta bước vào Sự sống. 
- Sự sống của Ngài, khi đó, trở thành sự sống của chúng ta và niềm vui của chúng ta là niềm vui của Ngài. 
- Đối với Ngài, hạnh phúc của chúng ta là vô giá.
Chúa Giêsu không chọn nghèo khổ là từ ngữ cuối cùng.
- Ngài trở nên nghèo vì sự bất hạnh của chúng ta đâm thâu qua Ngài. 
- Ngài trở nên nghèo vì sự nghèo khó của chúng ta, tìm được hạnh phúc. 
- Ngài trở nên nghèo, để chúng ta sống hạnh phúc, hạnh phúc vĩnh cửu. Ngài sẵn sàng từ bỏ tất cả và Ngài làm điều đó.
Chúng ta có thể kết luận: Chúa Giêsu nói: “Nếu ai muốn trở thành môn đệ của Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo …” có nghĩa là: Theo Chúa Giêsu là từ bỏ tất cả những gì ngăn cản chúng ta sống hạnh phúc đích thực…! Trong cơn đại dịch covid này trên toàn thế giới, nhiều người đã ý thức được như vậy, trong đó có cả giám mục, linh mục, tu sỹ và giáo dân lăn xả vào công việc phục vụ các nạn nhân covid, mặc dù tính mạng họ bị de dọa
Linh mục Gioan Đặng Văn Nghĩa
=================
Suy niệm 2
Mc 8, 27 – 35
Đọc thêm trình thuật của thánh Mát thêu và thánh Luca, chúng ta có một cái nhìn tổng quát như sau. Lúc đó Đức Giê su đưa 12 Tông Đồ lên miền núi Hermon, cực Bắc của nước Do Thái, để tĩnh tâm. Nhân dịp này Chúa kiểm tra công tác truyền giáo của các Tông Đồ. Ngài hỏi họ: “Dư luận quần chúng nói gì về Thầy?” 12 Tông Đồ đua nhau trả lời: Bà con đánh giá Thầy là Gioan Tẩy Giả bị vua Hêrôđê giết nay sống lại; có người coi Thầy mà một Sứ ngôn lớn cỡ Êlia và Giêrêmia; có người chỉ coi Thầy là một Sứ ngôn nhỏ cỡ như Hôsê. Sau đó Chúa hỏi: “Còn anh em thì nghĩ Thầy là ai?” Phê rô nhanh miệng trả lời: “Thầy là Đấng Ki tô”. Đức Giê su khen quá, coi lời tuyên xưng của Phê rô là lời mạc khải của Chúa Cha, chứ không phải là nhận xét của người phàm.
Liền sau đó, Chúa cho các Tông Đồ biết Ngài sắp bị bắt, bị hành hạ, bị đóng đinh, chết cay đắng; nhưng sau ba ngày sẽ sống lại. Ông Phê rô buồn giận, nắm áo kéo Chúa ra riêng. Ông phiền trách Chúa và an ủi Chúa rằng Chúa Cha không nỡ tâm để xảy ra như vậy đâu. Thế là Chúa mắng Phê rô bằng giọng văn cực kỳ nặng nề. Chúa gọi Phê rô là “đồ quỷ” và bảo “cút đi”.
Tại sao Chúa nặng lời quá đối với Phê rô như vậy? Đó là cái tâm của Chúa. Chúa yêu cây khổ giá vì đó là dấu hiệu của tình yêu. Chính Chúa đã khẳng định rằng: không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người chết cho người mình yêu. Vì yêu loài người quá nên Chúa muốn chết cho loài người để mạc khải tình yêu của Ngài. Phê rô can ngăn Chúa đi vào con đường khổ giá có khác gì chống lại nguyện vọng cao lớn nhất của Ngài. Mắng nặng lời như vậy là phải rồi. Có nặng lời như thế mới mặc khải được tình yêu của Chúa.
Phê rô tuyên xưng Chúa là Đấng Cứu Thế, thì được Chúa khen quá, y như Chúa cho ông làm con diều bay lên cao. Bay lả lướt và kêu vi vu. Đẹp tuyệt vời. Phê rô can Chúa đừng đi vào con đường khổ giá, thì Chúa nổi giận, y như cắt dây để diều rơi xuống, rách te tua.
Tuyên xưng Chúa là Đấng Cứu Thế, được Chúa khen hết lời. Khuyên Chúa đừng đi vào con đường khổ giá, bị Chúa mắng nặng hết lời. Đó là một bài học rõ như ban ngày. Muốn được Chúa khen ngợi hết lời, thì hãy lên đường truyền giáo, hãy tìm mọi phương thế để mọi người trên thế giới được biết Đức Giê su là Đấng Cứu Thế, Đấng yêu loài người đến mức độ chấp nhận cái chết đau đớn nhất, nhục nhã nhất và oan khiên nhất.
Như thế vẫn chưa nói hết cái tâm của Chúa; còn phải can đảm đón nhận mọi gian khổ do công tác loan báo Tin Mừng mang lại. Khổ bằng mồ hôi nước mắt thì chưa đủ. Còn phải bằng cả máu đào nữa.
Bài Tin Mừng hôm nay yêu cầu chúng ta ngẫm nghĩ thật nhiều về thái độ của Chúa đối với Phê rô: khen quá vì tin Chúa là Đấng Cứu Thế; mắng nặng lời quá vì sợ và né tránh con đường khổ giá.
Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu

=================
Suy niệm 3
ĐC TIN NHÂN VỊ SOI DN CHÚNG TA TRUNG TÍN BƯC THEO CHÂN CHÚA

Thưa quý ông bà và anh chị em rt thân mến trong Đc Ki-tô! Chc hn quý ông bà có rt nhiu kinh nghim về gương sng làm chng tá Tin Mng, vưt thng bn thân và đương đu vi vô vàn cám d nơi đi thưng, trong hoàn cnh gia đình, cuc sng hôn nhân, v.v…?!!
Phng vụ Li Chúa ca Chúa Nht XXIV Thưng Niên hôm nay mi gi mi ngưi trong chúng ta hãy nhìn li chng đưng dài bưc theo chân Chúa, và xét li đi mình trên cuc hành trình làm môn đChúa. Nhưng trưc hết, chúng ta hãy cùng nhau đt mình vào hoàn cnh ca Phê-rô và đi din vi câu hi không dễ dàng chút nào ca Chúa Giê-su: “Anh em nói Thy là ai?” (x. Mc 8, 29). Dưng như câu hi này trở nên đơn gin hơn nếu ta thay câu này thành “ngưi ta nói Thy là ai?” Quả tht, các môn đcũng cm thy điu này, vì các ông chỉ nói li nhng gì đưc nghe từ ngưi khác nói về Chúa Giê-su, rng: “họ bo Thy là ông Gio-an Ty Gi, có kẻ thì bo là ông Ê-li-a, kẻ khác li cho là mt ngôn sứ nào đó” (x. Mc 8, 28). Trong đi thưng cũng vy thôi, thut li nhng gì chúng ta đưc nghe, đưc thy, nói lên lp trưng hay chính kiến ca ngưi khác thì d, nhưng khi đưc hi chính kiến, quan đim ca bn thân thì ôi thôi khó trả li, nếu không mun nói: chúng ta có xu hưng thoái thác hoc tìm đến gii pháp “xin cho tôi hai chữ bình yên!”.
Hơn na, trong đi sng đc tin, Chúa Giê-su cũng đang đi din vi mi ngưi chúng ta và hi: “Này con, con đã tin vào Ta, bưc theo Ta gn cả quãng đi ri, con hãy nói đi vi con Thy là ai?” Nói cách khác, Chúa Giê-su mong mun mi chúng ta tuyên xưng đc tin ca mình vào Ngài chứ chng phi nim tin mông lung từ ngưi khác, cũng chng phi nim tin từ tin đn thi hay nghe ngóng…Ngài mun chúng ta xác tín vào Ngưi bng mt đc tin nhân v, đc tin mà dn chúng ta đến gp gỡ thân tình vi Ngài qua anh chị em, qua mi ngưi trong gia đình, cng đoàn, giáo hi và xã hi. Và chỉ có đc tin y mi giúp chúng ta từ bỏ cái tôi, vt bỏ con ngưi cũ, ti li ca mình mà trung thành vác thp giá mình và trung tín bưc theo chân Chúa Giê-su.
Thưa quý anh chị em, đây cũng là điu kin tiên quyết cho chúng ta trở nên môn đệ đích tht ca Chúa Giê-su, cụ thể là: từ bỏ chính mình, vác thp giá mình, bưc theo Ngài. Quả tht, Chúa Giê-su là mu gương cho chúng ta sng trn vn ba điu kin trên. Ngài đã từ bỏ mình, trút bỏ vinh quang ca mt Thiên Chúa, mc ly xác phàm, sng như con ngưi chúng ta chỉ trừ ti li. Hơn na, Ngưi còn h mình, vác thp giá, vâng li làm theo Thánh ý Chúa Cha cho đến hơi thở cui cùng, chết mt cách nhc nhã, tt tưi trên cây thp giá ngt cao vì ti li chúng ta (x. Pl 2, 6-11). Ngn ngữ có câu “chiến thng chính mình là chiến thng vinh quang nht”. Vì thế, để từ bỏ ‘cái tôi to tưng’ ca chúng ta là điu không dễ chút nào, mà từ bỏ tính tự cao, tự đi ca mình để lng nghe ngưi khác li càng khó hơn!!! Đi xa hơn mt chút na, đc bit trong đi sng đc tin, tâm linh, Chúa Giê-su đòi hi môn đệ ca Ngài phi từ bỏ con ngưi ti li, từ bỏ ý kiến tự kiêu ca mình mà mc ly con ngưi mi, con ngưi biết tìm ra Thánh ý Chúa trong đi mình, cùng Ngài vác ly nhng khó khăn, trc tr, nhng lo toan, thử thách hng ngày mà trung kiên vng bưc theo Ngài vi mt đc tin sc son, không sn lòng. Mt đc tin hoàn toàn ký thác vào Thiên Chúa dù bt cứ chuyn gì có thể xy ra chăng na, đc tin y chính là lsng cho chúng ta. Vì nếu đc tin không có hành đng, không có lòng mến, không đưc tuyên xưng qua đi sng thưng nht… chính là đc tin chết (x. Gc 2, 17)
Thay cho li kết, con xin kể mt câu chuyn tht sự xy ra ti thị trn I-mus, thành phố Ca-vi-tê, Phi-lut-tân – nơi con đưc dim phúc phc vụ gn 2 năm ròng. Có mt ngưi mẹ kia ti giáo xứ Đc Mẹ là Rưng Ct ca Giáo Hi rt mc yêu thương con trai ca mình. Bà to tn nng mưa, nuôi con khôn ln thành ngưi, và bà mong chờ tng giây tng phút, thi khc con trai bà cm tm bng tt nghip ưu tú ra trưng đi vi công ăn vic làm n đnh lp nghip. Nhưng ri, Chúa gi con bà theo ơn gi dâng hiến vào Chng vin. Bà thổ lộ vi con trong nưc mt: “Thot đu, con cm cn, nhưng sau, con đành chào thua và dâng con trai mình cho Chúa”. Giây phút huy hoàng và hnh phúc nht trong đi bà cũng đến khi chính đôi bàn tay gy gò, sm nng vì khó khăn bươn chi cuc sng, đeo tm huy hiu chng sinh xut sc (summa cum laude) cho con trai mình, mà bà không khi giu đi nhng git nưc mt trìu mến, hnh phúc đang từ từ lăn trên gò má khi ôm con trai vào lòng. Than ôi, khonh khc hnh phúc khó phai y bng chc biến thành nhng đêm trn trc, căm phn khi bà biết tin con bà đã bị mt kẻ xa l, không chút hn thù vô tình giết chết trong mt cuc dã ngoi xa nhà. Nhiu đêm trng, bà tự vn mình và đến nhà nguyn Chu Thánh Thể vi vô vàn câu hi trên môi, nhưng đi loi là: Ti sao Chúa li để sự vic xy ra như vy? Ti sao không gi con về mà li con ca con? Trưc kia, con đã ngăn cn không cho con vào Chng vin, nhưng con đành thua vì Ngài liên lỉ mi gi con trai ca con dâng mình. Và sau cùng, con đành dâng con trai ca con cho Chúa. Nhưng bây giờ Chúa li mun gi con trai ca con về trong hoàn cnh chớ trêu như thế này? Cuc sng ca bà cứ mt lúc xa dn giáo x, các hot đng đoàn thể trong giáo h. Sau mt thi gian khá lâu, bà đến nhà thờ tham dự thánh l, và mun gp con chuyn trò. Qua câu chuyn, bà cố gng nhìn li bc tranh toàn cnh ca cuc đi bà và nhng giây phút vi con trai bà. Sau cùng, bà tht lên mt điu không thể tin đưc, đó là: bà đã tha thứ cho ngưi đã giết con trai bà. Mc dù, bà rt phn nộ và luôn luôn tìm li công lý cho cái chết thm thương ca con bà, nhưng đc tin thm nhun lòng mến và lòng bao dung, tha thứ đã khiến cho bà từ bỏ lòng hn thù, căm phẫn ut ức, giúp bà trút bỏ con ngưi yếu hèn ca mình mà vác thp giá ‘va nhthương con trai, va giận dữ đi tìm công lý cho con trai’ ròng rã sut thi gian dài đng đng, ngõ hầu trung tín bưc theo Chúa đến cui đi. Quả tht, chỉ có đc tin nhân v, đc tin gp gỡ thân tình vi Chúa Giê-su mi có thể giúp bà tuyên tín, trung thành theo Chúa và can đm hành đng qua vic tha thứ cho kẻ đã giết chết con bà như vy.
Ly Chúa là Chúa Tình yêu! Chúng con xin cm tạ Ngài vì biết bao hng ân Ngưi ban tng cho chúng con, đc bit ơn đc tin, đưc tin nhn Ngài là Chúa, là chủ ca đi chúng con. Xin cho đc tin ca mi ngưi chúng con, mi gia đình, mi cng đoàn, và toàn thể Giáo hi đưc triển nở qua lòng mến, niềm cm thông, hành đng yêu thương cụ thể vi tha nhân, và luôn luôn tuyên tín Ngài là Con Thiên Chúa hng sng trên mi bưc đưng dù chông gai, hu chúng con hng trung thành bưc theo chân Chúa Giê-su Ki-tô. Amen.

Lm. Xuân Hy Vọng

================
Suy niệm 4

Tin và bước theo Chúa Kitô Khổ Nạn - Phục Sinh
(Mc 8, 27-35)

Dung mạo một Vì Thiên Chúa, Đấng Mêssia dưới dáng dấp của “Người Tôi Tớ đau khổ” như Isaia mô tả được cụ thể hóa nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chịu đau khổ, chịu đóng đanh, chết vì chúng ta và đã sống lại để cứu chuộc chúng ta.
Người Tôi Tớ đau khổ
Hình ảnh “Người Tôi Tớ đau khổ” bị chống đối: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ” (Is 50,6). Chịu đau đớn trong thân xác như: bị đánh vào lưng, bị giật râu, vừa đau lại vừa nhục (x. 2Sm 10,4), bị khạc nhổ vào mặt (x. Ds 12,14). Tất cả như báo trước về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô, vị ngôn sứ thành Nagiarét phải mang lấy vào thân và hiện thực nơi Người.
Đức Giêsu Kitô chính là “Người Tôi Tớ khổ đau của Thiên Chúa”, chứ không ai khác. Người là Đấng Cứu Thế được Thiên Chúa tuyển chọn, tự nguyện gánh tội trần gian, dùng chính cái chết của mình làm lễ giao hòa, hầu muôn dân được ơn tha tội.
Bước theo Đức Kitô khổ nạn và phục sinh
Vỗn dĩ là Thiên Chúa, Đức Giêsu đã chấp nhận đau khổ và cái chết, không có nghĩa là Người tìm kiếm đau khổ cho mình. Người chịu như thế là vì vâng phục Chúa Cha, để cứu chuộc chúng ta như Thánh Phaolô đã nói: “Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta đúng như lời Kinh Thánh” (1Cr 15,3). 
Suốt ba năm công khai đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Đức Giêsu đã nhiều lần báo cho các môn đệ biết trước về số phận cứu thế của mình rằng: “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mc 8,31-33). Lần khác khi tụ họp tại Galilêa, Đức Giêsu cũng tỏ cho họ biết  : “Con Người sắp bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại” (Mc 9,30-32). Lúc sắp lên Giêrusalem, dọc đường Đức Giêsu nói riêng với Nhóm Mười Hai: “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và ký lục; người ta sẽ lên án tử hình cho Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại,  và người ta sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ trên Người, đánh đòn Người và giết đi, và ba ngày sau Người sẽ sống lại” (Mc 10,32-34).
Tất cả những gì các ngôn sứ viết về Người Tôi Tớ đau khổ, Đức Giêsu sẽ là người thực hiện. Nhưng các môn đệ đâu có hiểu, vì họ cũng như tất cả những người Do Thái thời đó đang trông chờ một Đấng Cứu Thế chính trị, nổi lên lãnh đạo dân Do thái đánh đuổi đế quốc Roma, thống trị các dân nước và khôi phục vương quốc nhà Đavít. Đức Giêsu Kitô, Đấng hoàn toàn thánh thiện và vô tội, đã tự nguyện gánh lấy mọi tội lỗi của trần gian và chấp nhận cái chết bất công hổ nhục để cứu chuộc muôn người. Tại Giêrusalem, ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô được đầy ơn Chúa Thánh Thần đã công khai loan báo: “Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ mà đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết” (Cv 2,23-24). Đó là Tin Mừng và là đức tin Giáo Hội tiếp tục rao giảng cho muôn dân cho đến ngày tận thế.
Tin và thực hành
Tin Mừng hôm nay mô tả một hoàn cảnh đặc biệt. Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô “là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mc 8,29). Liền sau đó, Đức Giêsu hé mở cho các môn ông hiểu rằng “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8, 31), làm đảo lộn tâm hồn ông, Phêrô nổi loạn. Không thế được, không thế được. Làm sao Ðấng Kitô lại có thể bị đau khổ cho tới chết được? Phêrô không chấp nhận con đường ấy, nên mới: “Kéo Người lui ra mà can trách Người” (Mc 8, 32).  Ý của Phêrô là, Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Ðiều này không có gì liên quan với nó. Con sẽ theo Thầy với các khả năng khác, mà không có Thánh Giá.
Ngỏ lời với Hồng y đoàn trước khi khai mào sứ vụ ngai tòa Phêrô, Đức Phanxicô nói: “Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Ðức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa”.
Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: ”Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34). Ý muốn của Thiên Chúa là chấp nhận thập giá.
Thì ra con đường của các môn đệ là theo Chúa Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Con đường “chịu mất chính mình“, để tìm lại được chính mình, như Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI viết: con đường “chịu mất chính mình“, là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (Ðức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).
Ngày nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta” (Mc 8, 34). Theo Chúa khi chấp nhận thập giá của mình với lòng yêu mến. Dưới con mắt thế gian, “chịu mất mạng sống” (Mc 8, ) là một thất bại. Nhưng khi tự nguyện chấp nhận cái chết, Ðức Giêsu mang lấy thập giá của tất cả mọi người và trở thành suối nguồn ơn thánh cứu độ cho toàn dân.
Lạy Maria, Mẹ đã sống lòng tin bằng cách trung thành theo Chúa Giêsu Con Mẹ, xin giúp chúng con bước đi trên con đường của Chúa Giêsu bằng cách quảng đại xả thân cho Chúa và cho tha nhân. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ

Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Giáo xứ Cát Ngòi – Thánh lễ Tiệc ly chiều Thứ Năm tuần Thánh
Giáo xứ Cát Ngòi – Thánh lễ Tiệc ly chiều Thứ Năm tuần Thánh
Vào lúc 19g30, Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28.3.2024, tại giáo xứ Cát Ngòi, cha xứ Đaminh Hoàng Thế Bằng đã chủ sự Thánh lễ Tiệc Ly khai mạc Tam Nhật Thánh, đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ tham dự với tâm tình sốt mến thờ phượng.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log