Thứ sáu, 13/12/2024

Suy niệm Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Cập nhật lúc 10:08 02/06/2022
Suy niệm 1
Đâu là phép lạ đích thực?
Ga 20, 19-23
Một truyện khó tin. Nếu không có cái nhìn sâu xa, chúng ta có thể đánh giá câu truyện mà thánh Gioan ghi lại trong bài Tin mừng hôm nay thật khó tin. Sự việc Chúa Giêsu chết và sống lại hiện ra trước mắt các bạn bè của Ngài không phải là điều phi thường nhất trong bối cảnh của Tin Mừng. Dư âm Chúa sống lại đến tai họ và rồi Chúa hiện ra để xác minh tin đồn đó. Rốt cuộc, trong bối cảnh đất nước Palestina thời Chúa Giêsu, một sự sống lại không thực sự đặc biệt. Chúng ta hãy nhớ câu chuyện về Lagiaro được Chúa cho sống lại, rồi cũng đi vào quên lãng.
Hôm nay, Chúa Giêsu sống lại hiện ra với ngoại hình không có gì đặc biệt:
- Ngài không biểu lộ vinh quang của Ngài như trên núi Thabor.
- Ngài không biểu lộ một sức mạnh từ trên cao để chứng tỏ Thiên Chúa quyền năng hơn tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc dân sự.
- Ngài không thể hiện một sự chiến thắng đáng thuyết phục.
- Ngược lại, Ngài vẫn mang vết thương “trên tay và cạnh sườn Ngài”.
- Ngài thể hiện Ngài như là người cuối cùng nhất, một người tầm thường bị kết án nhục nhã vì tham gia một tổ chức đảng phái. Vì thế, các môn đệ Ngài có lý do để tránh xa xã hội: “Họ sợ người Do Thái". Có một bức tường ngăn cách giữa Ngài và họ. Nhưng bức tường lần này không bảo vệ được họ nữa. Dù "các cửa đều đóng kín", Chúa Giêsu đi xuyên qua chướng ngại vật. “Ngài đến đứng giữa các ông”.
Điều gì đến với các môn đệ ? Phép lạ xảy ra tại Gierusalem hôm nay không phải là Chúa Giêsu Phục sinh mà là thái độ của các môn đệ.  “Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa". Nhìn thấy một người, một người tầm thường bị lên án, mà lại nói người đó là Chúa, liệu có phải là một sự xúc phạm chăng?
Không! Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ đọc kinh này: "Lạy Cha chúng con ở trên trời...”. Ngài cũng nói với họ: "Ai thấy Thầy là  thấy Cha". Các môn đệ trở nên người có khả năng nhận ra, , đó là Thiên Chúa ở trước mắt họ, trong nhà của họ, qua vỏ bọc của một người bị kết án và bị tra tấn. Họ có khả năng nhận ra rằng Chúa Cha trên trời và Chúa Giêsu có một mối dây liên kết không thể tách rời được. Chúa Giêsu gọi mối dây đó là Chúa Thánh Thần. Mối dây liên kết này cũng ràng buộc các môn đệ. Nhờ mối dây liên kết đó, họ khám phá ra sự thật của thế giới. Thiên Chúa không ở trên trời và cũng không ở dưới đất. Thiên Chúa ở với con người và trước hết là những người nghèo nhất và bị coi thường nhất. Phục sinh và Chúa Thánh Thần tạo nên phép lạ. Phép lạ làm cho chúng ta trở nên người đồng bàn với Thiên Chúa.
Đức tin giải phóng lề luật. Trong cái nhìn của xã hội Palestina, Chúa Giêsu đã không có một trang báo tốt nào vào chiều ngày Phục sinh. Chính các môn đệ phải đóng một vai trò tồi tệ trước mặt Chúa Giêsu. Họ đã buồn bã bỏ chạy tán loạn ngày thứ sáu hôm trước, khi Chúa chịu khổ nạn. Nhưng hôm nay Chúa đến với họ. Trước mặt Chúa, dường như họ không có một lỗi lầm nào đối với Chúa, mà đơn giản chỉ là niềm vui: “Họ vui mừng vì được thấy Chúa”. Giữa một xã hội mà người ta chỉ duy trì luật lệ để khỏi phạm tội, đức tin mới có thể giúp chúng ta nhận ra "Chúa" giải phóng chúng ta khỏi tội.
Chúa Thánh Thần và ngày lễ Chúa Thánh Thần mà hằng năm chúng ta cử hành, nhắc nhở chúng ta điều đó.
- Chúa Thánh Thần muốn giải phóng toàn thể thế giới.
- Chúa Thánh Thần vượt qua lề luật.
- Chúa Thánh thần tràn ngập toàn thể nhân loại.
- Cần có luật, nhưng bản chất luật không có thể cứu độ nhân loại. Luật giúp con người sống chung với nhau, nhưng không thể giữ bất cứ ai trong tình hiệp thông với Thiên Chúa.
Loan truyền bình an của Thiên Chúa. Đứng giữa các môn đệ, Chúa Giêsu nói: "Bình an cho anh em”. Và trước khi rời bỏ họ, Ngài nói: “Anh em hãy lãnh nhận Thánh Thần. anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. Giáo Hội dùng những lời này trong bí tích hòa giải, nhưng chúng ta đừng quên rằng những ai đón nhận lời này là đón nhận Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy cùng nhau loan truyền bình an của Thiên Chúa giữa một thế giới đầy đau khổ bằng cách quên đi những lỗi lầm chúng ta có thể có và tha thứ cho nhau.
Những người đương thời chúng ta đòi hỏi một nền công lý nghiêm khắc để giữ gìn và đảm bảo an ninh trong những thôn xóm và khu phố đầy dẫy những phúc tạp. Nhưng nếu chỉ có thế thôi, vẫn không đủ tạo nên an ninh. Chúng ta, những người tin hãy là những người thợ xây dựng hòa bình mà Chúa Thánh Thần ban cho.
Linh mục Gioan Đặng Văn Nghĩa
===============
Suy niệm 2
Ga 20, 19 – 23
Trình thuật của Tin Mừng theo thánh Gioan chúng ta vừa nghe quá vắn tắt không đủ để chúng ta cảm nghiệm được tâm và ý của Chúa qua biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống. Đọc thêm Công vụ Tông Đồ, chúng ta thấy diễn biến sự cố như sau.
Khi Chúa Thăng Thiên, Ngài để lại lời trăng trối là không đi đâu hết. Cứ ở lại Giê ru sa lem mà cầu nguyện xin Chúa Cha ban Đấng An Ủi, rồi sau đó đi khắp trần gian để loan báo Tin Mừng. Vâng lời Chúa căn dặn, Đức Mẹ, các bà phụ nữ và các Tông đồ tập trung hết ở nhà bà Maria mẹ của Mác cô để cầu nguyện.
Trong thời gian này, thánh Phê rô đề nghị rút thăm để chọn người thay thế Giu đa kẻ phản bội. Mát thi a trúng thăm. Thế là đoàn Tông đồ lại đủ con số 12.
Đức Mẹ và tập thể tiếp tục cầu nguyện, cho tới ngày lễ Năm mươi thì có sự cố lớn. Lễ Năm mươi đến sau lễ Vượt qua 50 ngày và được chọn làm ngày tạ ơn Chúa vì tới ngày thu hoạch lúa mì.
Hôm ấy Đức Mẹ và tập thể đang cầu nguyện thì bỗng thấy đất rung chuyển. Một khối lửa to bừng bừng cháy trên trần nhà. Khối lửa ấy bỗng chia nhỏ ra thành từng tia nhỏ giống như ngọn đèn. Nhưng tia lửa ấy bay đến đậu trên đầu mỗi người. Bỗng dưng mọi người hiện diện cảm thấy tâm và trí thay đổi 180 độ.
Trước hết họ đang sợ người Do Thái bắt, nên đóng cửa kín mít và im thin thít, thì bây giờ họ mở bung cửa để đi lên đền thờ giảng. Khách thập phương từ nước ngoài trở về, ai nấy đều nghe các Tông Đồ nói thứ tiếng của mình. Cụ thể là ông Phê rô. Ông chỉ nói tiếng Aram thế mà hàng chục người thuộc các ngôn ngữ khác đều nghe và hiểu hết. Hơn thế nữa, ông Phê rô vừa nhát vừa dốt, thế mà ông trình bày về lịch sử cứu độ khởi đầu từ Mô sê và các Ngôn sứ, rồi kết thúc ở sự kiện Đức Giê su chết và sống lại. Các bậc minh triết phải lắc đầu chịu thua Phê rô và xin chịu phép rửa. Hàng ngàn người cúi đầu xin tin Đức Giê su là Đấng Cứu Thế.
Ý nghĩa của lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là: mọi người phải trình bày cho thế giới loài người biết Đức Giê su là Đấng Cứu Thế. Để đạt được mục tiêu ấy, mọi người phải cầu nguyện xin Chúa ban ơn Thánh Thần cho mình. Phải tự thú mình chỉ là con số không, kết quả truyền giáo là Chúa Thánh Thần. Ơn của Thánh Thần ban cho người truyền giáo là khôn ngoan trong cách rao giảng và can đảm chấp nhận thử thách do việc rao giảng mà ra. Thử thách có thể là tù đày, là chết chóc. Nhưng khổ tới cỡ nào, thì người truyền giáo cứ vui như tết.
Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu
===============
Suy niệm 3
Ga 20, 19 – 23
Qua bài Tin Mừng, Thánh Gioan vẽ cho chúng ta bức chân dung của Giáo hội vào thời Chúa Thánh Thần chưa hiện xuống. Chúa sống lại vào sáng sớm Chúa nhật, thì tối hôm ấy Chúa hiện ra với Giáo hội đang run rẩy và co quắp trong ngôi nhà của bố mẹ Thánh Mác cô. Khởi đầu của Giáo hội là mười hai Tông Đồ do chính Chúa tuyển chọn và đào tạo, thế mà trong căn phòng khi Chúa hiện ra chỉ có mười người. Mất hai người. Người thứ nhất là Giuđa Ítcariốt vì ham tiền mà âm mưu bán Thầy cho Thượng tế Caipha. Không những bán mà còn hiến kế để bắt Thầy mà không bị sơ hở. Người thứ hai là Tôma. Tôma là người duy nhất vắng mặt khi Chúa hiện ra. Anh không phản Thầy, nhưng đánh mất tình huynh đệ với anh em. Vào thời điểm Thầy bị bắt, bị giết, thì anh em phải có mặt bên nhau để khổ với nhau. Thế mới là huynh đệ chí binh. Vậy mà mười anh em có mặt bên nhau, khổ nhục với nhau. Chỉ thiếu một mình Tôma. Anh này đi đâu? Không có lý do nào để anh vắng mặt. Chỉ có một lý do duy nhất, đó là anh chuồn, để thoát gặp khó khăn. Chính vì vậy, mà khi thấy cái khó có phần giảm khinh, anh ta mới mò về. Vì quá sợ mà niềm tin vào Chúa và tình huynh đệ đối với anh em bị hao mòn gần như tan biến.
Phải thành thật mà nhận rằng khi Chúa Thánh Thần chưa hiện xuống, thì Giáo hội lúc ấy giống như nồi cơm nguội, chẳng còn hột nào dính với hột nào. Các Tông đồ đều là các đấng nam nhi, các đấng mày râu, thế mà cứ co rúm lại, run như cầy sấy. Có thủ trưởng là Phê rô nhưng Phê rô lại chối Chúa tới ba lần… Và sau khi chối Chúa ba lần, Phê rô hối hận và khóc hù hụ y như liễu yếu đào tơ. Thủ trưởng mà như thế. Buồn ơi là buồn!
Thế nhưng, nếu chúng ta đọc thêm Công Vụ Tông Đồ chương 2, chúng ta sẽ thấy Thánh Thần lật thế cờ 180 độ.
Ông Phê rô đang nhút nhát như thế, đang tầm thường đến như vậy, thế mà bỗng ông trở thành thần tượng của Giáo hội sơ khai. Ông tranh luận với các bậc tiến sĩ của thủ đô, không ông tiến sĩ nào thắng được Phê rô. Chỉ một bài thuyết trình của Phê rô thôi, số người tin theo Chúa Giê su bỗng bốc lên tới ba ngàn người. Con số ấy cứ tăng lên mãi. Phê rô là thần tượng ở Giê ru sa lem. Ông đi tới đâu, người dân địa phương đưa người bệnh tật đến đấy, để chờ ông đi qua, thì cái bóng của ông ngả trên ai, thì người ấy được khỏi. Sau khi làm thần tượng ở Giê ru sa lem, ông Phê rô sang truyền đạo ở Rô ma, thủ đô của đế quốc, ông lại trở thành thần tượng của Rô ma. Thần tượng Phê rô không biết sợ tù đày, không biết sợ chết. Ông chỉ còn biết yêu và rao giảng Đức Giê su. Một lần ông bị đánh te tua, rồi được thả về với lời nhắn nhủ của kẻ thù “không được rao giảng tên Giê su nữa nhá”. Phê rô hiên ngang trả lời: “Tôi phải vâng lời Chúa hơn là vâng lời các ông”. Trên đường về, ông vừa đi vừa ca hát. Hỏi tại sao bị đòn mà còn hát, thì ông trả lời tỉnh bơ: “Được đánh đòn vì Chúa: Sướng quá!”
Chúa Thánh Thần trong Giáo hội là thế đấy. Ngài ban ơn khôn ngoan và can đảm cho các nhà truyền giáo. Ngài được Đức Gioan Phao lô II tôn vinh là “Nhân tố chính yếu trong mọi sinh hoạt truyền giáo”.
Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu
===============
Suy niệm 4
Chúa Thánh Thần là Mạch nước ban sự sống
Nước là yếu tố thiết yếu cho sự sống
Nước là yếu tố cần thiết nhất cho sự sống con người và các loài động, thực vật. Ở đâu không có nước, sự sống sẽ lụi tàn. Ở đâu có nước, sự sống sẽ vươn lên.
Trong cơ thể con người, nước chiếm chừng 70% khối lượng toàn thân. Con người có thể nhịn ăn cả tháng không chết, nhưng nếu nhịn khát quá 5 ngày thì mất mạng.
Khi các nhà khoa học phát hiện có nước trên Sao Hoả, người ta hy vọng mai đây con người có thể định cư trên đó.
Tuy vậy, ngoài thứ nước tự nhiên, con người cần hấp thụ một nguồn nước nhiệm mầu khác tối cần thiết để lớn lên trong đời sống thiêng liêng. Đó là Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần là mạch nước hằng sống xuất phát từ Chúa Giê-su
Hôm ấy, vào dịp lễ Lều của người Do-thái, sau khi vị tư tế cùng dân chúng kiệu một bình bằng vàng đựng đầy nước lấy từ hồ Si-lô-ác về Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, nhằm tôn vinh Thiên Chúa vì đã cho nước từ tảng đá chảy ra cứu dân Ít-ra-en trong hoang địa khỏi chết khát; và đang khi dân chúng tưng bừng phất cao các cành lá, vang lên những lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban nước cứu sống cha ông họ, thì “bấy giờ Đức Giê-su đứng trong Đền thờ và lớn tiếng nói rằng: “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh thánh đã nói: Từ lòng Ngài, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” (Xem Ga 7, 38-39).
Qua những lời nầy, Chúa Giê-su hứa ban Chúa Thánh Thần là Mạch nước hằng sống cho những ai tin Ngài.
Và khi nói chuyện với người phụ nữ xứ Sa-ma-ri bên giếng Gia-cóp, Chúa Giê-su cũng tỏ cho bà biết rằng ai uống nước tự nhiên sẽ còn khát mãi, còn ai uống nước Ngài ban, sẽ không còn khát nữa, nhưng được sống đời đời (xem Gioan 4, 14).
Nguồn nước thiêng liêng Chúa Giê-su hứa ban cho người Do-thái trong ngày lễ Lều hay cho người phụ nữ Sa-ma-ri chính là Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống.
Công Đồng Vatican II cũng xác nhận rằng: “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống, là mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” [1]
Hoa trái thiêng liêng của Chúa Thánh Thần
Nước thấm nhập vào các loài hoa giúp chúng trổ sinh những bông hoa muôn màu muôn sắc;
Nước thấm nhập vào các loài cây ăn trái giúp chúng mang lại cho đời muôn vàn trái cây ngon ngọt với những hương vị khác nhau;
Nước thấm nhập vào đất đai khiến đất cằn khô trở nên vườn cây tươi tốt…
Tương tự như thế, Chúa Thánh Thần thấm nhập đến đâu cũng làm trổ sinh hoa trái thiêng liêng cách diệu kỳ đến đó.
Chúng ta hãy lắng nghe thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem, nhận định về những “hoa trái” do ơn Thánh Thần mang lại:
“Như cây khô đâm chồi nẩy lộc sau khi hút nước, thì linh hồn tội lỗi biết sám hối và đón nhận Thánh Thần cũng sinh hoa kết trái công chính như vậy.  (…..)
Thật vậy, Thánh Thần dùng miệng người nầy để giảng sự khôn ngoan, lấy lời ngôn sứ mà soi trí người kia, ban cho kẻ nầy quyền xua trừ ma quỷ, cho kẻ kia ơn giải thích Thánh kinh, thêm sức cho kẻ nầy sống tiết độ, dạy cho người kia biết thương người...” [2]
Hoa quả Chúa Thánh Thần mang lại cho những ai đón nhận phong phú và tốt đẹp biết bao. Vậy chúng ta hãy đến với Chúa Giê-su để đón nhận Chúa Thánh Thần là Dòng nước thiêng liêng mang lại sự sống đời đời.
Lạy Chúa Giê-su,
Đất màu không có nước sẽ biến thành sa mạc hoang vu; đồng lúa, vườn cây không có nước sẽ bị khô cháy… Tương tự như thế, nếu tâm hồn chúng con thiếu vắng Chúa Thánh Thần sẽ trở nên cằn cỗi, khô khan.
Xin thương ban Thánh Thần Chúa cho chúng con, để nhờ ơn Ngài soi sáng, chúng con được hiểu biết, yêu mến Chúa và trổ sinh được nhiều hoa trái thiêng liêng.

[1] Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 4
[2] Trích: giáo huấn của thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem
 Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
===============
Suy niệm 5
CHÚA THÁNH THẦN, ĐẤNG  SÁNG TẠO VÀ HIỆP NHẤT
(Ga 7,37-39)
Thánh lễ vọng chiều nay đưa chúng về với Chúa Giêsu và chiêm ngắm Người vào ngày cuối cùng và trọng đại của dịp lễ, nghe Chúa giảng: "Ai khát hãy đến cùng Ta và uống; ai tin nơi Ta, thì như lời Thánh Kinh dạy: từ lòng họ nước hằng sống sẽ chảy ra như dòng sông" (Ga 7, 37-38). Người muốn nói điều ấy về Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần là nguyên lý sự hiệp nhất
Nếu như tại Babel, sự ngạo mạn kiêu căng của con người nổi lên chống lại Thiên Chúa tự sức riêng của mình muốn "xây một thành với một cây tháp mà ngọn nó chạm tới trời" (x. St 11,4). Hậu quả của hành động đó là Thiên Chúa làm cho họ phân tán, bất đồng ngôn ngữ với nhau, khiến họ không thể hiểu nhau làm gì nữa. Thì Lễ Hiện Xuống, điều ngược lại đã xảy ra: nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ nói được ngôn ngữ mà tất cả mọi người thuộc các nền văn hóa nghe đều hiểu như tiếng thổ âm của mình (x. Cv 2,6). Mọi chia rẽ bất đồng được vượt thắng, không còn kiêu căng chống lại Thiên Chúa nữa, cũng không còn có sự khép kín đối với nhau, họ mở rộng lòng mình ra cho Thiên Chúa và tha nhân, giao thiệp với nhau bằng một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của tình yêu thương mà Thiên Chúa đã đổ vào lòng họ nhờ Chúa Thánh Thần (x. Rm 5,5). Chúa Thánh Thần thúc đẩy họ làm điều thiện, an ủi họ trong cảnh sầu khổ, hoán cải nội tâm và trao ban sức mạnh và khả năng mới, dẫn đưa họ tới chân lý vẹn toàn, yêu thương và hiệp nhất.
Chúa Thánh Thần là Đấng sáng tạo
Câu đầu tiên trong Thánh Thi Kinh Chiều của ngày lễ Ngũ Tuần có viết : "Xin hãy đến, Lạy Chúa Thánh Thần, Ðấng sáng tạo..." làm cho chúng ta nhớ lại công cuộc tạo dựng vũ trụ thủa ban đầu, Thánh Thần Chúa bay lượn trên mặt nước trong cảnh hỗn mang (x. St 1,2).
Phải khẳng định rằng, thế giới chúng ta đang sống là cộng cuộc của Chúa Thánh Thần, Ðấng sáng tạo. Nên Lễ Ngũ Tuần không chỉ là nguồn gốc của Giáo hội, là lễ của Giáo hội. Nhưng Lễ Ngũ Tuần còn là lễ của tạo vật. Thế giới không tự mình hiện hữu; nhưng đến từ Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa, đến từ Lời có sức sáng tạo của Thiên Chúa. Và vì vậy, thế giới phản chiếu sự khôn ngoan của Thiên Chúa : "Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự việc tay Ngài làm" (Tv 19,2). Đức nguyên Giáo hoàng Benedicto nói : "Sự khôn ngoan này hé mở cho chúng ta thấy được điều gì đó về Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng ta phải nhìn tạo vật như là hồng ân được trao ban cho chúng ta, không phải để bị hủy diệt, nhưng để trở thành ngôi vườn của Thiên Chúa" (Trích bài giáo lý về Chúa Thánh Thần).
Ðứng trước những hình thức khác nhau của việc lạm dụng trái đất, "mọi tạo vật đang rên siết trong cơn đau đớn như lúc sinh nở. Nhưng không phải chỉ tạo vật mà thôi đâu, mà cả chúng ta nữa, tức là những kẻ đã được hưởng của đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên rỉ trong mình chúng ta khi mong Thánh Thần nhận làm nghĩa tử, và cứu chuộc thân xác chúng ta". (Rm 8,22-24)
Chúng ta tự hỏi: Chúa Thánh Thần là ai hay là gì? Làm sao chúng ta có thể nhận ra Ngài? Bằng cách nào, chúng ta đến với Ngài và Ngài đến với chúng ta? Ngài tác động điều chi? Câu trả lời cho câu hỏi Chúa Thánh Thần là gì, Ngài làm điều chi và làm sao chúng ta có thể nhận biết Ngài. Chúa Thánh Thần là Ðấng Sáng Tạo, đến trợ giúp chúng ta. Ngài đã buớc vào trong lịch sử, và như thế, Ngài nói với chúng ta trong cách thức mới. Ngài đến gặp chúng ta qua tạo vật. Ngài là Tình Yêu, là sự hiệp nhất. Ngài mang đến cho chúng ta sự sống và sự tự do. Tất cả mọi tạo vật đều khao khát Chúa Thánh Thần.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là một cuộc thần hiện trong đó gió và lửa nhắc nhở chúng ta về tính siêu việt của Thiên Chúa. Ngài là suối bảy nguồn đa dạng về các ơn: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết và ơn thông minh, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn đạo đức và ơn kính sợ Chúa và tài năng như: tông đồ, làm tiên tri, nói tiếng mới lạ… làm cho mỗi người chúng ta trở nên phong phú và đa dạng.
Sự duy nhất là dấu chỉ rõ ràng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cộng đoàn tín hữu. Trong lời nguyện mở đầu của Thánh lễ vọng chiều nay, chúng ta cầu xin Chúa tuôn đổ Thánh Thần để “các dân tộc chia tuy ngôn ngữ bất đồng, được hiệp nhất cùng nhau mà tuyên xưng danh Chúa.” (Lời nguyện nhập lễ)
Chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần, nguyên lý của sáng tạo và hiệp nhất đến soi sáng tâm trí của những người nam nữ dấn thân trong các nghiên cứu khoa học, giúp họ tìm ra những giải pháp hiệu quả để khống chế được virus này.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ những nhà lãnh đạo các quốc gia, ngõ hầu với sự khôn ngoan, quan tâm và quảng đại, họ có thể giúp đỡ những người đang thiếu những điều cần thiết căn bản cho cuộc sống, và đề ra được các giải pháp xã hội và kinh tế với tầm nhìn xa và với tình liên đới.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần lay động lương tâm những nhà hảo tâm thay vì chi trả cho việc phát triển và thu tích các vũ khí, được dùng để thúc đẩy các nghiên cứu hiệu quả, nhằm ngăn chặn những thảm họa tương tự trong tương lai.
Đặc biệt, chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần, nguyên lý của sáng tạo và hiệp nhất, Đấng an ủi con người trong cảnh lầm than, liên kết mọi người trên thế giới thành một đại gia đình duy nhất, giúp họ ý thức được mối liên hệ hiệp nhất tất cả mọi người, để trong tình huynh đệ và liên đới, giúp giảm bớt cảnh nghèo đói và lầm than của đồng loại. Kiên vững trong đức tin, bền chí trong phục vụ và liên lỉ trong cầu nguyện. Nhất là xin Đấng An Ủi tuyệt vời đến với những người đau khổ, giải thoát thế giới sớm thoát khỏi đại dịch khủng khiếp này. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
===============
Suy niệm 6
Chúa Thánh Thần là “Nước Hằng Sống”
Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng với đức tin: “Tôi tin Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”. “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống, là mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (x.Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 4). Chúa Thánh Thần là mạch nước hằng sống xuất phát từ Chúa Giêsu.
Chúa Thánh Thần là "Nước hằng sống”. Người làm cho tín hữu được chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa Tình Yêu và khiến cho cuộc sống của họ được Thiên Chúa soi sáng, canh tân, biến đổi, hướng dẫn, linh hoạt và dưỡng nuôi (x.Đức Thánh Cha Phanxicô huấn dụ tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ Tư ngày 08.5.2013). Đức Thánh Cha giải thích sự kiện Chúa Thánh Thần là suối nguồn bất tận sự sống của Thiên Chúa nơi chúng ta. Con người thuộc mọi thời đại và mọi nơi đều ước mong có một cuộc sống tràn đầy và xinh đẹp, công bằng và tốt lành, một cuộc sống không bị đe dọa bởi cái chết, nhưng có thể chín mùi và lớn lên cho tới sự tràn đầy của nó. Con người giống như một khách lữ hành đi qua các sa mạc cuộc đời, khát nước mát hằng sống, vọt lên, có khả năng làm cho đã khát trong tận cùng thẳm tâm hồn; nó ước mong sâu đậm có được ánh sáng, tình yêu, vẻ đẹp và hòa bình. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được ước mong đó! Và Chúa Giêsu ban cho chúng ta nước hằng sống này: đó là Chúa Thánh Thần, Đấng phát xuất từ Thiên Chúa Cha và là Đấng mà Chúa Giêsu đỗ tràn đầy con tim chúng ta. Người nói: “Ta đến để ban cho chúng sự sống, và sồng dồi dào” (Ga 10,10).
Chúa Giêsu đã đến để ban cho chúng ta “Nước Hằng Sống” là Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của chúng ta được Thiên Chúa hướng dẫn, linh hoạt, dưỡng nuôi.
Chúa Giêsu mời gọi: "Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống" (Ga 7,37tt). “Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận” (Ga 7,39). Dòng nước đó đã tuôn trào từ trái tim của Người, trái tim bị lưỡi đòng đâm thủng trên đồi Canvê (x.Ga 19,34). Đó chính là thứ nước mà Chúa Giêsu đã từng nhắc đến trong cuộc trò chuyện với người phụ nữ Samari bên giếng Giacóp, Ngài tỏ cho bà biết rằng ai uống các nguồn nước tự nhiên sẽ còn khát mãi, còn: “Ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14). Nguồn nước thiêng liêng mà Chúa Giêsu hứa ban chính là Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống (x. Thông điệp về Chúa Thánh Thần, tựa đề Domi­num et Vivificantem - Chúa và là Đấng Ban Sự Sống, 1986, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II).
Trong Kinh Thánh, nước tượng trưng cho sự sống; do đó, Thánh Thần được biểu tượng hóa thành dòng nước ban sự sống mới.
Nước cần thiết cho sự sống muôn loài. Nước quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người, cho sự tăng trưởng của súc vật và cây cối. Không có nước, không có sự sống. Mọi sinh vật đều gồm phần lớn là nước dù sống ở đâu. Chín phần mười thể tích cơ thể con người là nước.
Khi sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cho là điều tự nhiên. Nhưng thật sự, nước là của châu báu Trời ban cho quả địa cầu.
Nước từ trên nguồn cao đổ xuống, nước uốn mình theo ghềnh thác, nước lượn khúc trong những khe suối, nước chảy xuôi dòng sông, nước dồn về biển cả. Không có gì mềm mại hơn nước và cũng không có gì mạnh mẽ bằng sức nước. Nước không có độ cứng dày nên không đo lường được chiều cao, sâu, rộng, dài của nước.
Nước chảy tới đâu đem lại sự sống đến đó. Gặp ghềnh thác hay các tảng đá chắn lối, nước vẫn len lõi chảy, không gây xích mích hay hận thù với ai. Nước có thể bị vẩn đục khi chảy qua rừng rậm, ruộng đồng, nương rẫy nhưng nước có khả năng thanh tẩy trở lại thanh sạch ban đầu.
Nước thấm nhập vào các loài hoa giúp chúng trổ sinh những bông hoa muôn màu muôn sắc; nước thấm nhập vào các loài cây ăn trái giúp chúng cung ứng cho đời muôn vạn thứ trái trăng ngon ngọt với những hương vị khác nhau; nước thấm nhập vào đất đai khiến đất cằn khô trở nên vườn cây tươi tốt…Chúa Thánh Thần thấm nhập đến đâu cũng làm trổ sinh hoa trái thiêng liêng cách diệu kỳ đến đó. Xem quả thì biết cây, Thánh Phaolô nói đến 12 hoa trái của Chúa Thánh Thần là: “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, hiền hoà, khoan dung, trung tín, khiêm nhu, tiết độ, thanh khiết” (Gal 5,22-23).
Chúa Thánh Thần ban sự sống mới. Sách Công vụ Tông đồ thuật lại: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2,1-4).
Khởi đi từ Chúa Thánh Thần, cả một sức sống mới được khai mở và bừng lên trong Giáo hội. Trước ngày lễ Hiện Xuống, các môn đệ co cụm lại trong căn phòng then cài khóa ổ, nhưng một khi đã đón nhận Thánh Thần, các ông không thể sống như cũ được nữa: căn phòng được mở toang và môn đệ can đảm bước tới vùng ngoại biên là những vùng địa lý xa xôi, đem Tin Mừng cứu rỗi cho mọi người. Đó chính là mùa Hiện Xuống đầu tiên làm nên sức sống mới lạ trong Giáo hội. Lễ Hiện Xuống thường được gọi là “ngày khai sinh của Giáo hội” tựa như lễ quốc khánh của một quốc gia. Chúa Thánh Thần đã làm cho sứ mệnh của Đức Kitô được hoàn thành và thời kỳ Tân Ước được thực hiện. Chúa Thánh Thần là Tình Yêu, là Đấng ban sự sống, thánh hóa, hướng dẫn, soi sáng, phù trợ, hiệp nhất. Chúa Thánh Thần là ngọn gió thổi các cánh buồm của Giáo hội hướng đến đại dương của “những kênh truyền thông mới” trong thời đại kỹ thuật số hôm nay.
Mỗi người Kitô hữu được sinh ra nhờ phép rửa ở trong lòng Giáo hội và được xức dầu thánh một cách đặc biệt trong Bí tích Thêm sức, được lãnh nhận Chúa Thánh Thần để thông phần sứ mạng làm chứng của Giáo hội.Trong Bí tích Thêm Sức nhận lãnh, không những các ơn Chúa Thánh Thần, mà là chính Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như một sức mạnh từ trên cao, như là “Thần lực của Thiên Chúa”. Đó là sức mạnh của Tình yêu mạnh hơn sự chết biểu lộ nơi Sự Sống lại của Chúa Giêsu, sức mạnh của Chân Lý và Sự Thật. Đó là sức mạnh cuốn hút của cái Đẹp không phai tàn của Thiên Chúa, của cái Đẹp thần linh tiềm ẩn trong mọi cái đẹp đích thực.
Chúa Thánh Thần là Tình Yêu. Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người. Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quảng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo. Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu như Chúa đã yêu và yêu đến cùng.
Qua phép Rửa bằng nước, người Kitô hữu lãnh nhận sự sống của Chúa Thánh Thần. Nước của phép Rửa có sức tẩy sạch tội lỗi gây sự chết và đưa vào đời sống mới. Nước của phép Rửa có sức chữa lành, thánh hóa và đem lại sự tươi mát cho tâm hồn. Từ đó, người Kitô hữu được thông dự vào nguồn ân sủng của Chúa Kitô, như cành nho được tháp nhập vào cây nho. Nước hằng sống, Chúa Thánh Thần là Ơn của Chúa Phục Sinh ở trong chúng ta, thanh tẩy, soi sáng, canh tân, biến đổi chúng ta, “Vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5).
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
===============
Suy niệm 7
THN KHÍ S THT

Kính thưa quý ông bà và anh ch em! Mi khi c hành L Chúa Thánh Thn HiXuống hay Ngày L Ngũ Tun, con thiết nghĩ: chúng ta thường hi tưởng ngày mngười chúng ta được hân hoan, vinh d đón nhn by ơn Chúa Thánh Thn qua cử chỉ đt tay và sc du Thánh ca Đc Giám Mc Giáo phn. Kế đến, mi gia đình sum vầy, quây qun li vi nhau chp hình vi Đc Cha và quý Cha; và theo thông l, l xong thì lc vì ‘l lc’ thường đi đôi vi nhau!
Chẳng hiu thế nào, được nhn bí tích Thêm Sc xong ri, ông bà và anh ch có cnghiệm được ơn Chúa Thánh Thn xung tràn đy tâm hn chúng ta chăng? Và ri, chúng ta có can trường, can đm như được Thn Khí tăng thêm sc mnh hu sng chng tá, sng đo, thc hành Li Chúa trong gia đình, nơi chòm xóm, trường hc, công s, và ngoài xã hi chăng?
Đọc li và suy nim các bài đc hôm nay, chúng ta cùng nhau nhìn li đi sng đtin, mối tương quan vi nhau trong cng đoàn, và gương làm chng tá ca mi người chúng ta mi ngày nhé! Trong ngày L Ngũ Tun, các môn đ ‘ai ny đu tràn đy Thánh Thn, h bt đu nói các th tiếng khác, tuỳ theo kh năng Thánh Thn ban  cho’ (x. Cv 2, 4). Thn Khí Thiên Chúa ng xung trên các Tông Đ như li Chúa Giêsu đã ha trước khi Ngài lên tri ng bên hu Đc Chúa Cha. Mt điu chúng ta xác tín rng: Thn Khí Chân Lý luôn thúc đy mi người chúng ta biết cng tác vi ơn sng Ngài, biết ra khi con người câu n, u trĩ, ti li, nhút nhát, v.v…; hơn thế, biết dp b nhng thói quen vô b, đam mê trn tc, thói đi dn chúng ta đến hư vô. Nhưng còn chúng ta, chúng ta đã biết m toan cõi lòng đón nhn Thn Khí và dâng trn con người mình hu Ngài làm vic, hot đng qua thân phn yếu hèn ca chúng ta như Ngài đã ng xung trên các Tông Đ xưa kia và thc hin bao kỳ công nơi các dân thiên h t t ti Giêrusalem chăng?
Ngoài ra, Thần Khí Chân Lý biến chúng ta tr nên nghĩa t, tr nên con cái Thiên Chúa. Thần Khí mang li cho chúng ta lòng can trường, can đm, ch chng phThần Khí khiến chúng ta tr nên nô l, nhát đm, s st (x. Rm 8, 15) như thánh Phao-lô khẳng khái nhc nh giáo đoàn Rô-ma. Và nh Thn Khí, chúng ta được vinh d ln lao, kêu lên “Abba, Cha ơi” như tm lòng ca mt người con tho dâng trn nim thành tín, phó thác nơi người cha hết mc thương yêu mình. Mt li kêu lên cùng Chúa Cha ‘Cha ơi’, ‘B ơi’ hay ‘Ba ơi’ cho thy Thiên Chúa cúi xung, h mình chp nhn thân phn yếu đui, mng dòn ca mi người chúng ta đ nhc chúng ta lên bc con cái ca Ngài, du trăm ngàn ln chúng ta bt xng, hay quay lưng th ơ vi tình yêu Ngài dành trn cho chúng ta qua Cuc T Nn-Phc Sinh ca Con Mt. Mc khác, li gi đơn sơ y còn cho ta thy rng: Thiên Chúa không câu n, cung cách, phc tp hay phân bit giai cp, phm trt, mà Ngài hoà đng, mun xây dng tình liên đi, tình thân thương như mi tương quan khăng khít gia người cha vi đa con thơ ca mình vy. Chính nh Thn Khí Chân Lý chng thc cho thn trí chúng ta rng: chúng ta là con cái Thiên Chúa (x. Rm 8, 16). Và nh Thánh Thn Chúa, bc tường ngăn cách gia Thiên Chúa và loài người b v tan. Thay vào đó, khong cách y được lp đy bi hình nh mt v Thiên Chúa như người cha thương yêu dang rng đôi tay trìu mến, đón nhn, âu yếm và ôm p con thơ mình vào lòng. Ngài dp tan nhng h sâu ngăn cách, nhng gì làm cn tr mi tình thân da diết này. Còn chúng ta, chúng ta đã can đm, đón nhn Thn Khí, ng hu dám dp b con người ích k, câu n, lòng cao ngo, thái đ chp mũ ca bn thân mình mà bước ti anh ch em khác, tha th, đón nhn h vi c lòng thành như Thiên Chúa đã gt b, chng màng đến s bt xng ca ta mà rng lượng hi hà, bao dung th tha, dang rng đôi tay mi gi ta tr v vi Ngài chưa?
Thần Khí S Tht được ban xung cho chúng ta như mt Đng Bo Tr khác mà Chúa Giê-su xác tín trong đon Tin Mng hôm nay (Ga 14, 15-16; 23b-26). Chính Thánh Thn Chúa s dy chúng ta nhng gì mà Chúa Giê-su đã nói, đã làm: “Đng Bo Tr là Thánh Thn, Chúa Cha s sai đến nhân danh Thy, Đng đó s dy anh em mọi điu và s làm cho anh em nh li mi điu Thy đã nói vi anh em...” (x. 14, 26). Vì vy, mi khi chúng nghe li đn thi rng: có thn khí dy nhng điu được cho là mi m nhưng li khác hoàn toàn, hoc ngược li vi nhng li dy ca Đc Giê-su, thì lúc y, chúng ta dám qu quyết: đó không phi là Thn Khí S Tht, mà trái li, đó là thn khí gian tà, mê hoc, hoc thn khí thế gian, v.v...Vì vy, chúng ta phi biết phân đnh đâu là Thn Khí Chân Lý, và t đó biết lng nghe, tuân gi nhng gì Chúa Giê-su răn dy qua Li Hng Sng (Li Chúa), qua Giáo Hi, cũng như luôn can đm bênh vc cho chân lý, cho s tht.
Sau cùng, chúng ta cùng đồng tâm nht trí dâng lên Thiên Chúa li ngi khen cm t khôn nguôi, và t ơn Ngài đã ban Thn Khí, ngun Tình Yêu cho chúng ta. Xin Chúa Thánh Thn luôn soi sáng chúng ta biết phân đnh, bênh vc cho chân lý, s tht và biết m lòng, can đm thc hành nhng gì Ngài thúc đy mi người chúng ta trong tư tưởng, li nói và vic làm.
Lạy Chúa Thánh Thn xin Ngài ng đến
Đốt la bng cháy tình mến trong con
Thần Khí Chân Lý dn dt vuông tròn
Sống luôn trn vn, chng nhân tin yêu….Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng

===============
Suy niệm 8

ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN 
Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
“Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” (Ga 20,19).
Sau cái chết như một tử tội của Thầy Giêsu, các môn đệ vô cùng khiếp sợ. Ngay cả sau khi Thầy đã sống lại, các ông vẫn chưa hoàn hồn vì nỗi sợ người Do Thái. Vào buổi chiều Chúa nhật, phòng ở của các ông còn đang đóng kín các cửa, bỗng Chúa hiện đến đứng ngay giữa và trấn an: “Bình an cho anh em!” (Ga 20,19b). Vì sợ hãi làm cho tâm hồn các ông bị khép kín, sống co cụm, cách biệt các mối tương quan, không dám gặp gỡ giao tiếp với ai. Nhưng khi có Chúa ở giữa với lời ban bình an, các ông như được cởi bỏ mối lo sợ đang ngập tràn. Để họ an tâm xác nhận, Người cho các ông xem chân tay và cạnh sườn rồi thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông. Người còn truyền sai đi và ban quyền tha tội cho các ông.
“Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
Có sự hiện diện với sự bình an và ơn của Chúa Thánh Thần, các ông như được mở tung cõi lòng, như tia nắng mới, làn gió mát ùa vào khiến họ tự tin vững vàng để làm chứng cho Thầy mà không sợ hãi. Sự bình an của Chúa là ơn đặc biệt mà “thế gian chẳng thể ban được”. Sự bình an luôn là niềm khát vọng ngàn đời của cả nhân loại.
Bài đọc I hôm nay mô tả sự kiện vô cùng lớn lao trong ngày lễ Ngũ Tuần. Các môn đệ đang tề tựu một nơi, tiếng gió mạnh từ trời ùa vào, xuất hiện những hình như lưỡi lửa trên từng người. Từ những người kém học, nhút nhát sợ sệt, họ bừng lên sức sống mạnh mẽ, như sức bật của lò xo. Với đầy ơn Thánh Thần, họ có thể nói được các thứ tiếng khác khi chưa hề học tới!
Vâng, chỉ có Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống, là Đấng “sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con”, mới nhóm lên ngọn lửa mến cháy trong lòng mọi người. Người tưới gội chỗ khô khan, sưởi ấm chỗ lạnh lùng và chỉnh đốn lại chỗ chật đường. Nhưng chúng con nhiều khi lại quên mất sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng làm nên và canh tân, đổi mới mọi sự cách lạ lùng. Chúa Thánh Thần xuống trong tâm hồn các tín hữu, nhẹ nhàng như làn gió, thổi sạch những bụi bặm thế trần trong con người, làm cho họ được thay đổi tế bào từ trong ra ngoài và lớn lên bằng một sức sống mới.
Lạy Chúa, xưa Chúa đã cử Thánh Thần xuống trên Đức Mẹ và các Tông đồ, để thánh hóa Giáo Hội ngay từ buổi sơ khai và sai Giáo Hội đi rao giảng Tin Mừng cứu độ. Xin Chúa tiếp tục công trình đã thực hiện, mà tuôn đổ ơn Chúa Thánh Thần cho mọi tín hữu trên khắp cùng thế giới, để chúng con được hiệp nhất nên một cùng nhau, mà tuyên xưng danh Chúa mãi ngàn đời. Amen.
Én Nhỏ
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Giáo hạt Sơn Tây: Hội nghị Tổng kết công tác Mục vụ năm 2024 và Phương hướng năm 2025
Giáo hạt Sơn Tây: Hội nghị Tổng kết công tác Mục vụ năm 2024 và Phương hướng năm 2025
Vào lúc 8 giờ ngày 10 tháng 12 năm 2024, tại Giáo xứ Cần Kiệm, Giáo hạt Sơn Tây đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Mục vụ năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2025. Hội nghị có sự hiện diện của cha Tổng đại diện - Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh, cha Quản hạt Sơn Tây - Giuse Nguyễn Văn Úy, cùng quý cha, quý tham dự viên đại diện các giáo xứ, giáo họ và hội đoàn trong giáo hạt.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log