Thứ hai, 09/09/2024

Câu chuyện truyền giáo – “Sợ ma nên bỏ Đạo”

Cập nhật lúc 10:53 22/07/2021
Anh Antôn T. V. C là người gốc đạo quê Hà Nam. Như bao em nhỏ khác cùng trang lứa thời đó, anh Cường cũng đến nhà thờ sớm tối và đi lễ ngày Chúa Nhật. Hơn nữa, anh còn cùng gia đình đọc Kinh ban tối. Theo lời anh kể, trong bao điều tốt lành ấy, anh lại có một thói quen không mấy tốt, đó là hay lấy cắp hoa quả của người khác. Có lúc không phải vì đói mà do thói quen. Gia đình anh khuyên răn nhiều mà không được. Đến nỗi, có người còn dọa nếu không chừa tội ăn cắp về sau sẽ bị quỷ đầy xuống tận 8 tầng địa ngục, nơi đó chỉ có khóc lóc và nghiến răng. Vốn dĩ sợ ma từ nhỏ nên anh rất hoảng loạn và bỏ nhà ra đi, cũng đồng nghĩa với việc không đến nhà thờ nữa.
Khi đó, khoảng năm 1993, anh đi nhiều nơi nhưng đều không thích hợp. Đang trong hoàn cảnh cơ cực đó, có người nói anh lên Sơn La sinh sống. Sau một thời gian suy nghĩ, anh đã đến Sơn La và lập nghiệp cho đến ngày nay. Một phần, anh không dám nghĩ đến Đạo vì sợ bị phạt và một phần anh lấy vợ người dân tộc không cùng tôn giáo nên anh đã sống như một người vô thần. Anh chị có một cháu gái chuẩn bị vào học cấp 3. Hàng ngày, hai vợ chồng làm nghề thợ xây. Kinh tế gia đình cũng tạm ổn.
Anh có một cháu gái xa xa lấy chồng lương dân và đang làm ăn gần nhà. Thỉnh thoảng mấy chú cháu gặp nhau. Cháu rể là tân tòng, mới trở lại chưa đầy 2 năm nhưng không bỏ lễ Chúa Nhật bao giờ, nói nhỏ: “Chú là gốc Đạo mà không sùng bằng cháu”. Lúc đầu, anh khó chịu lắm nhưng dần dần thấy cũng phải. Tại sao nó “sùng hơn mình” mà nó lại là gốc lương dân? Lương tâm cứ giằng co. Thậm chí, có đêm không ngủ được nhưng lại không dám nói chuyện đó cho ai nghe.
Một hôm, vào buổi tối, anh đến nhà cháu chơi đúng lúc cháu rể chuẩn bị đi lễ vì là ngày thứ Tư, hội Gia Trưởng (những người nam giới đã xây dựng gia đình) phục vụ hát lễ.
  • Cháu rể nói: “Chú đi lễ không? Tối nay, chúng cháu hát lễ”?
  • Ừ thì đi. Nhưng … nhưng….
  • Không có nhưng gì hết! Thôi đi cùng cháu. Không phải ngại!!!
  • Thế có phải đóng tiền gì không?
  • Không. Không phải đóng gì hết. Nếu thấy lạ, cha xứ còn tặng sách cho chú đấy!
  • Vậy hả! Được gặp cha hả. Từ xưa đến giờ chú đâu dám gặp cha.
  • Thì… hôm nay chú gặp. Dễ mà…
  • Hai chú cháu tham dự Thánh lễ. Sau gần 30 năm, hôm nay anh mới đi dự Thánh lễ đầu tiên. Anh dự lễ rất sốt sắng và nước mắt cứ chảy ra. Có lẽ đây chính là những giọt nước mắt của hạnh phúc và ân sủng!
Lễ xong, anh còn được cha xứ mời uống nước và hỏi han nhiều chuyện. Biết anh lạ nên cha xứ đã tặng anh cuốn sách Đạo Yêu Thương của Đức cha Khảm và sách Kể Truyện Kinh Thánh. Bầu khí khá thân mật và cởi mở giữa tình mục tử với “con chiên lạc” sau nhiều năm xa Chúa với chỉ một lí do rất đơn giản là “sợ ma”.
Tin Mừng Luca đã nói rất xúc tích về hoàn cảnh này: “Về đến nhà, ông chủ mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó" (Lc 15, 6-7).
Sơn La, ngày 21 tháng 7 năm 2021
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành
Thông tin khác:
Thuyền Đời Con (25/06/2021)
Trái Tim Giêsu (12/06/2021)




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Ngày thành lập Giáo Hội Việt Nam 09/9/1659?
Ngày thành lập Giáo Hội Việt Nam 09/9/1659?
Nữ tu Marie Fiat Trần Thị Tuyết Mai, Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm phỏng vấn Cha Maurice Vidal, chuyên viên Giáo hội học về đề tài liên quan đến buổi đầu của Giáo hội Việt Nam với sự bổ nhiệm hai vị Đại diện Tông tòa tiên khởi.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log