Thứ năm, 08/06/2023

Tông huấn "Niềm vui của Tin Mừng

Cập nhật lúc 07:24 31/07/2014
TÔNG HUẤN
NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG
EVANGELII GAUDIUM
 
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ,
CÁC NGƯỜI THÁNH HIẾN VÀ GIÁO DÂN
VỀ VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG
TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY
 
LỜI MỞ.. 2
NỘI  DUNG.. 2
CHƯƠNG MỘT.. 12
SỰ BIẾN ĐỔI TRUYỀN GIÁO CỦA HỘI THÁNH.. 12
I.          MỘT HỘI THÁNH “ĐI RA”. 12
II.        HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ VÀ SỰ HOÁN CẢI 14
III.       TỪ TÂM ĐIỂM CỦA TIN MỪNG.. 18
IV.       TRUYỀN GIÁO HOÀ NHẬP TRONG NHỮNG GIỚI HẠN CỦA CON NGƯỜI 19
V.        NGƯỜI MẸ VỚI TRÁI TIM RỘNG MỞ.. 22
CHƯƠNG HAI 23
GIỮA CƠN KHỦNG HOẢNG VỀ DẤN THÂN CỘNG ĐỒNG.. 23
I.          CÁC THÁCH THỨC CỦA THẾ GIỚI HÔM NAY.. 24
II.        THÁCH THỨC CHO NGƯỜI HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ.. 32
CHƯƠNG BA.. 44
RAO GIẢNG TIN MỪNG.. 44
I.          TOÀN THỂ DÂN CHÚA RAO GIẢNG TIN MỪNG.. 44
II.        BÀI GIẢNG.. 52
III.       CHUẨN BỊ GIẢNG.. 56
II.        LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ HIỂU SÂU SỨ ĐIỆP CƠ BẢN.. 62
CHƯƠNG BỐN.. 67
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI CỦA LOAN BÁO TIN MỪNG.. 67
I.   TÁC ĐỘNG CỦA LỜI RAO GIẢNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI 67
II.        SỰ BAO GỒM NGƯỜI NGHÈO TRONG XÃ HỘI 71
III.       CÔNG ÍCH VÀ HOÀ BÌNH TRONG XÃ HỘI 81
IV.       ĐỐI THOẠI XÃ HỘI LÀ MỘT ĐÓNG GÓP CHO HOÀ BÌNH.. 86
CHƯƠNG NĂM... 92
NHỮNG NGƯỜI LOAN BÁO TIN MỪNG ĐẦY THÁNH THẦN.. 92
I.          CÁC LÝ DO CANH TÂN ĐỘNG LỰC TRUYỀN GIÁO.. 93
II.        ĐỨC MARIA, MẸ CỦA VIỆC TÂN PHÚC ÂM HOÁ.. 102
CHÚ THÍCH.. 105
 
 
 

LỜI MỞ

 
Kính thưa quý vị,
 
Tại Hội Thảo “Renewed Biblical Apostolate for New Evangelization” do Văn phòng Loan Báo Tin Mừng của Liên Hiệp Hội Đồng Giám Mục Châu Á (FABC-OE) tổ chức tại Thái Lan 05 - 07/12/2013, chúng tôi được trao văn bản Anh ngữ tông huấn Evangelii Gaudium. Vị chủ tọa khuyến khích chúng tôi phổ biến giáo huấn này của Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi chuyển dịch sang Việt ngữ để chia sẻ với cộng đồng dân Chúa Việt Nam. Sau phần chú thích, chúng tôi giới thiệu vài dòng phụ chú về các “đường link” để quý vị tham khảo.
 
Hy vọng đây là một lực đẩy mới cho nổ lực Loan Báo Tin Mừng của sứ vụ mà Đức Kitô mới gọi chúng ta dấn thân thực hiện.
 
Xin Chúa chúc lành cho việc Tông đồ của chúng ta.
 
Linh Mục Đaminh Ngô Quang Tuyên
Thư ký, thay mặt UB LBTM/HĐGM.VN

 
Bấm vào đây để tải về
 

NỘI  DUNG    

 
I.       MỘT NIỀM VUI LUÔN LUÔN MỚI MẺ, NIỀM VUI ĐƯỢC CHIA SẺ     [2-8]
II.     NIỀM VUI DỊU NGỌT VÀ PHẤN KHỞI CỦA VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG     [9-13]
          Sự mới mẻ vĩnh hằng     [11-13]
III.    TÂN PHÚC ÂM HOÁ ĐỂ THÔNG TRUYỀN ĐỨC TIN     [14-18]
          Phạm vi và giới hạn của Tông Huấn này     [16-18]
 
CHƯƠNG MỘT
SỰ BIẾN ĐỔI TRUYỀN GIÁO CỦA HỘI THÁNH     [19]
 
I.       MỘT HỘI THÁNH “ĐI RA”     [20-24]
          Đi bước trước, dấn thân và đồng hành, sinh hoa trái và vui mừng     [24]
II.     HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ VÀ SỰ HOÁN CẢI     [25-33]
          Một cuộc canh tân không thể trì hoãn của Hội Thánh     [27-33]
III.    TỪ TÂM ĐIỂM CỦA TIN MỪNG     [34-39]
IV.    TRUYỀN GIÁO HOÀ NHẬP TRONG NHỮNG GIỚI HẠN CỦA CON NGƯỜI     [40-45]
V.      NGƯỜI MẸ VỚI TRÁI TIM RỘNG MỞ     [46-49]
 
CHƯƠNG HAI
GIỮA CƠN KHỦNG HOẢNG VỀ SỰ DẤN THÂN CỘNG ĐỒNG     [50-51]
 
I.       CÁC THÁCH THỨC CỦA THẾ GIỚI HÔM NAY     [52-75]
Nói không với một nền kinh tế loại trừ     [53-54]
Nói không với ngẫu thần mới là tiền bạc     [55-56]
Nói không với với một hệ thống tài chánh thống trị thay vì phục vụ     [57-58]
Nói không với sự bất bình đẳng, nguồn gốc của bạo lực     [59-60]
Các thách thức văn hoá     [61-67]
Các thách thức cho việc hội nhập đức tin     [68-70]
Các thách thức từ các nền văn hoá đô thị     [71-75]
II.     THÁCH THỨC CHO NGƯỜI HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ     [76-109]
Nói có với thách thức của một linh đạo truyền giáo     [78-80]
Nói không với ích kỷ và nguội lạnh thiêng liêng     [81-83]
Nói không với thái độ bi quan vô bổ     [84-86]
Nói có với các mối tương quan mới mà Đức Kitô đem đến     [87-92]
Nói không với tính thế tục trong đời sống thiêng liêng     [93-97]
Nói không với việc tranh chấp lẫn nhau     [98-101]
Các thách thức khác cho Hội Thánh     [102-109]
 
CHƯƠNG BA
RAO GIẢNG TIN MỪNG     [110]
 
I.       TOÀN THỂ DÂN CHÚA RAO GIẢNG TIN MỪNG     [111-134]
Một dân tộc cho mọi người     [112-114]
Một dân tộc với nhiều bộ mặt     [115-118]
Tất cả chúng ta là những môn đệ truyền giáo     [119-121]
Sức mạnh truyền giáo của lòng đạo bình dân     [122-126]
Tiếp xúc người với người     [127-129]
Các đặc sủng phục vụ một sự hiệp thông truyền giáo     [130-131]
Văn hoá, tư tưởng và giáo dục     [132-134]
 
II.     BÀI GIẢNG     [135-144]
Khung cảnh phụng vụ     [137-138]
Như mẹ nói chuyện với con     [139-141]
Những lời nói làm trái tim bừng cháy     [142-144]
 
III.    CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG     [145-159]
Tôn trọng sự thật     [146-148]
Cá nhân hoá Lời Chúa     [149-151]
Đọc sách thiêng     [152-153]
Lắng nghe người dân     [154-155]
Các nguồn hỗ trợ giảng thuyết     [156-159]
 
IV.    LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ HIỂU SÂU SỨ ĐIỆP CƠ BẢN     [160- 175]
Huấn giáo cơ bản và khai tâm mầu nhiệm     [163-168]
Đồng hành với cá nhân trong các bước tăng trưởng [169-173]
Tập trung vào Lời Chúa     [174-175]
 
CHƯƠNG BỐN
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI CỦA VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG     [176]
 
I.       TÁC ĐỘNG CỦA LỜI RAO GIẢNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI     [177-185]
Tuyên xưng đức tin và dấn thân xã hội     [178-179]
Nước Thiên Chúa và thách thức của nó     [180-181]
Giáo huấn của Hội Thánh về các vấn đề xã hội     [182-185]
 
II.     SỰ BAO GỒM NGƯỜI NGHÈO TRONG XÃ HỘI     [186-216]
Kết hiệp với  Thiên Chúa, chúng ta nghe thấy một lời kêu xin     [187-192]
Trung thành với Tin Mừng, kẻo chúng ta ngược xuôi vô ích     [193-196]
Vị trí đặc biệt của người nghèo trong dân của Thiên Chúa     [197-201]
Kinh tế và sự phân phối nguồn thu nhập     [202-208]
Quan tâm tới thành phần dễ tổn thương     [209-216]
 
III.    CÔNG ÍCH VÀ HOÀ BÌNH TRONG XÃ HỘI     [217-237]
Thời gian lớn hơn không gian     [222-225]
Hiệp nhất chiến thắng xung đột     [226-230]
Thực tại lớn hơn ý tưởng    [231-233]
Toàn thể lớn hơn thành phần     [234-237]
 
IV.    ĐỐI THOẠI XÃ HỘI, MỘT ĐÓNG GÓP CHO HOÀ BÌNH     [238-258]
Đối thoại giữa đức tin , lý trí và khoa học     [242-243]
Đối thoại đại kết     [244-246]
Quan hệ với  Do Thái giáo     [247-249]
Đối thoại liên tôn     [250-254]
Đối thoại xã hội trong bối cảnh tự do tôn giáo     [255-258]
 
CHƯƠNG NĂM
NGƯỜI LOAN BÁO TIN MỪNG ĐẦY THÁNH THẦN     [259-261]
 
I.       LÝ DO CANH TÂN ĐỘNG LỰC TRUYỀN GIÁO     [262-283]
Gặp gỡ cá nhân với tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu     [264-267] 
Sự nếm cảm thiêng liêng được là một dân tộc     [268-274]
Hoạt động nhiệm mầu của Đức Kitô Phục Sinh và Thần Khí của Người     [275-280]
Sức mạnh truyền giáo của lời nguyện chuyển cầu     [281-283]
 
II.     ĐỨC MARIA, MẸ CỦA CÔNG CUỘC PHÚC ÂM HOÁ     [284-288]
Quà tặng của Chúa Giêsu cho dân Người     [285-286]
Ngôi Sao của cuộc tân phúc âm hoá     [287-288]
 
 
 
 1.         NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu. Những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh. Trong Tông Huấn này, tôi muốn khích lệ các tín hữu đi vào một chương mới của công cuộc loan báo Tin Mừng ngập tràn niềm vui này, đồng thời vạch ra những lối đi mới cho hành trình của Hội Thánh trong những năm sắp tới.
 
I.  MỘT NIỀM VUI LUÔN LUÔN MỚI MẺ, NIỀM VUI ĐƯỢC CHIA SẺ
 
2.         Mối nguy lớn trên thế giới hôm nay, một thế giới hầu như thấm nhiễm chủ nghĩa tiêu thụ, đó là cảm giác cô đơn và lo lắng phát sinh từ một con tim tự mãn nhưng tham lam, sôi nổi chạy theo những thú vui phù phiếm, và một lương tâm chai lỳ. Khi mà đời sống nội tâm của chúng ta bị trói chặt trong những lợi ích và những mối quan tâm riêng của nó, thì không còn chỗ cho người khác, không còn chỗ cho người nghèo. Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, niềm vui an bình của tình yêu của Người không còn được cảm thấy, và ước muốn làm điều thiện bị phai mờ. Đây chính là một mối nguy cho cả người tín hữu. Nhiều người rơi vào mối nguy này, và kết cục là cảm giác bực bội, tức giận và chán nản. Đó không phải là cách để chúng ta sống một đời sống xứng đáng và sung mãn; đó không phải là ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta, cũng không phải là đời sống trong Thần Khí bắt nguồn từ trái tim của Đức Kitô phục sinh.
 
3.         Tôi kêu mời mọi Kitô hữu ở khắp nơi, ngay lúc này, đi vào một cuộc gặp gỡ mới mẻ với Đức Giêsu Kitô, hay ít là mở lòng ra để cho Chúa Giêsu gặp gỡ mình; tôi xin tất cả anh chị em không ngừng làm điều này mỗi ngày. Không ai được nghĩ rằng lời mời gọi này không phải dành cho mình, vì không một ai bị loại trừ khỏi niềm vui mà Chúa Giêsu đem đến”.[1] Chúa không làm thất vọng những ai chấp nhận sự liều lĩnh này; mỗi khi chúng ta bước một bước đến gần Chúa Giêsu, chúng ta hiểu ra rằng Người đã đang ở đó, đang mở rộng vòng tay chờ đón chúng ta. Bây giờ là lúc để nói với Chúa Giêsu: “Chúa ơi, con đã để mình bị lừa; con đã trốn tránh tình yêu của Chúa bằng muôn ngàn cách, nhưng một lần nữa con lại đến đây, để canh tân giao ước của con với Chúa. Con cần Chúa. Xin cứu con một lần nữa, Lạy Chúa, xin đưa con vào lại vòng tay cứu độ của Chúa một lần nữa”. Vui biết chừng nào khi trở lại với Người sau mỗi lần chúng ta lạc lối! Xin cho tôi lặp lại điều này một lần nữa: Chúa không bao giờ thấy mệt khi tha thứ cho chúng ta; chỉ có chúng ta thấy mệt khi đi tìm lòng thương xót của Ngài. Là người dạy chúng ta phải tha thứ cho nhau, Đức Kitô đã làm gương: Ngài đã tha cho chúng ta bảy mươi lần bảy. Ngài không ngừng vác chúng ta lên vai trở lại. Không ai có thể lấy mất của chúng ta cái nhân phẩm Ngài đã ban cho chúng ta do lòng thương vô biên của Ngài. Với một sự dịu dàng không bao giờ gây thất vọng nhưng luôn luôn có sức phục hồi niềm vui của chúng ta, Ngài làm cho chúng ta có thể ngẩng đầu lên và bắt đầu lại. Chúng ta đừng chạy trốn sự phục sinh của Chúa Giêsu, chúng ta đừng bao giờ ngã lòng, bất luận điều gì xảy ra. Chúng ta đừng để điều gì thúc đẩy chúng ta hơn là sự sống của Ngài, sự sống thôi thúc chúng ta tiến bước!
 
4.         Các sách Cựu Ước báo trước niềm vui cứu độ sẽ ngập tràn vào thời thiên sai. Ngôn sứ Isaia hoan hỉ chào đón Đấng Mêsia từng được trông đợi: “Chúa đã làm cho dân nên đông số, đã cho dân chan chứa niềm vui” (9:3 [9:2]). Ông khuyến khích những ai đang ở Xion hãy ra nghênh đón Ngài với lời ca tiếng hát: “Hãy reo hò mừng rỡ!” (12:6). Ông bảo những ai đã thấy Ngài từ đàng xa hãy đem tin vui này đến cho người khác: “Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh” (40:9). Mọi tạo vật được chia sẻ niềm vui cứu độ: “Trời hãy hò reo, đất hãy nhảy múa, núi non hãy bật tiếng hò reo, vì Ðức Chúa ủi an dân Người đã chọn và chạnh lòng thương những kẻ nghèo khổ của Người” (49:13).
 
Hướng về Ngày của Đức Chúa, ngôn sứ Dacaria kêu mời dân chúng tung hô Đức Vua ngự đến “khiêm tốn ngồi trên lưng một con lừa”: “Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Ðức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Ðấng Chính Trực, Ðấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ.” (9:9).
Có lẽ phấn khởi nhất là lời mời gọi của ngôn sứ Xôphônia, khi ông mô tả cảnh Thiên Chúa ở với dân Người đang tưng bừng mừng lễ với đầy tràn niềm vui cứu độ. Tôi thấy vô cùng xúc động khi đọc lại bản văn này: “Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là Vị cứu tinh, là Ðấng anh hùng. Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ, sẽ lấy tình thương của Người mà đổi mới ngươi. Vì ngươi, Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng, như trong ngày lễ hội” (3:17).