Thứ ba, 23/04/2024

Người chữa lành bằng năng lực chữa lành của Chúa Giêsu

Cập nhật lúc 14:53 11/02/2017
Người xưa có câu: “ Nước chảy đê giữ, giặc đến quân ngăn”. Đối với sức khỏe con người thì ốm đau, bệnh tật là “nước lũ”, “quân giặc” nguy hiểm, chúng gây ra đau khổ, thậm chí là cái chết cho con người. Khi đó, các bác sĩ, thầy thuốc, lương y chính là những “bờ đê”, “quân lính” để chống lại bệnh tật. Việc chữa bệnh rất là quan trọng vì có khi có thể cứu được tính mạng con người khỏi tay tử thần. Từ xưa đến nay có rất nhiều thầy thuốc, bác sĩ nổi tiếng như Biển Thước, Hoa Đà, Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Louis Paster…Ở Việt Nam, phần lớn các bác sĩ có cuộc sống khá giả, tiện nghi. Tiền bạc, danh vọng nhiều khi làm cho người thầy thuốc quên mất bổn phận cứu người của mình, làm ăn, chữa trị tắc trách. Trong khi đó lại có những lương y tận tình cứu người mà không mành danh lợi. Họ quả là những “thầy thuốc như mẹ hiền”.
Nếu ai có một lần đến Hà Thạch - một làng quê nhỏ bé, yên bình bên dòng sông Hồng, hỏi thăm thầy thuốc Lê Văn Hắc, thì hầu hết mọi người từ lớn tới nhỏ sẽ chỉ cho ta một cách tỉ mỉ đi đường nào, rẽ ở đâu để đến được tận nhà thầy thuốc Lê Văn Hắc. Các cụ cao niên bảo rằng bác Hắc đã bắt đầu làm nghề thuốc từ năm 1981. Thế là năm nay, vào cái tuổi 54, bác đã gắn bó với nghề được hơn 35 năm. Ngay từ bé bác đã gắn bó với nghề y, bằng chứng là ở tuổi 14, bác Hắc đã biết bắt mạch và kê đơn. Ắt hẳn “tiếng lành đồn xa”, nên bệnh nhân đến với bác rất nhiều, nên “phòng khám” của bác lúc nào cũng có người. Suốt hơn 36 năm nay, lịch làm việc của bác  mỗi ngày hầu như hôm nào cũng giống nhau: Ngủ dậy từ sáng sớm để cầu nguyện, lần chuỗi kính Đức Mẹ, xin ơn Chúa cho một ngày mới; ăn sáng rồi ngồi suốt trên giường từ 6h giờ sáng đén 12 giờ trưa để châm cứu, chữa trị cho bệnh nhân; sau giờ ăn trưa, thay vì nghỉ ngơi, bác lại rong ruổi trên chiếc xe máy đến điều trị tận nhà cho các bệnh nhân bất toại, bại liệt không đến được với “ phòng” điều trị của bác; rồi buổi chiều bác lại ngồi trên giường như buổi sáng đến 6h tối; sau giờ cơm tối bác lại tiếp tục làm việc “ngoài giờ” đến khuya mới nghỉ. Có người nói vui: chân bác hầu như cả ngày không chạm đất( vì bác toàn ngồi trên giường chữa bệnh cho người ta). Những giờ đọc kinh, cầu nguyện, tham dự Thánh lễ chính là những giờ phút nghỉ ngơi trong ngày của bác.Mà phương pháp châm cứu của bác Hắc rất đặc biệt, ai cũng tưởng là lấy kim sắt cắm vào các huyệt trên cơ thể bệnh nhân, nhưng không, bác chỉ dùng cây hương ngải hơ qua lửa rồi giác vào huyệt của người bệnh. Phương pháp này không gây đau đớn tí nào, mà nếu có chỉ như kiến cắn mà thôi.
Bệnh nhân đến với bác rất nhiều với đủ mọi hạng người từ ấu nhi: chậm nói, chậm đi, chậm nghe, nhũn cơ… đến trung niên và già lão mang những chứng bệnh bệnh từ đơn giản như đau lưng, nhức xương, đau đầu, vô sinh…và đủ các bệnh phức tạp, đòi hỏi thời gian chữa tri lâu dài như thoái hóa đốt sống, bại liệt. Một ngày làm việc nhiều giờ với nhiều bệnh nhân như vậy ai không biết sẽ nghĩ rằng bác Hắc sẽ nổi nóng, cáu bỉnh, khó chịu… Nhưng không, tính tình bác vẫn hiền hòa như dòng sông Hồng êm trôi về biển. Bác cẫn mẫn làm việc như vậy mà nhìn nhà bác chẳng có gì chứng tỏ sự giàu sang, khá giả. Ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc như chính con người bác vậy. Qua tấm bảng giá điều trị với những giá không thể phải chăng hơn( nếu không nói là chiếu lệ, làm cho đủ sống) cho thấy bác Hắc hành nghề y không phải vì danh lợi, nên khi gặp người hoan cảnh khó khăn, bác chữa trị miễn phí luôn. Lăn lội với nghề 36 năm, chịu nhiều khó khăn vất vả, cực nhọc nhưng bác chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản với công việc. Phải chăng là nhờ ơn Chúa qua các giờ cầu nguyện, mà “lửa nhiệt tình” và cái tâm với nghề y của bác không hề nguội lạnh.
Quan sát một ngày làm việc của bác Hắc, người ta cảm tưởng nó hao hao giống một ngày ở Capharnaum của Chúa Giêsu được diễn tả trong Mc 1,21-34. Thánh Máccô mô tả rằng Chúa Giêsu rất bận rộn, hết giảng trong hội đường rồi trừ quỷ ám, chữa bệnh cho bà mẹ vợ Thánh Phêrô, rồi chữa bệnh cho dân chúng trong thành. Người ta đưa đến cho Người tất cả các bệnh nhân và người bị quỷ ám trong thành để Người chữa lành cho họ, đông đến nỗi Chúa còn rất ít thời gian để nghỉ ngơi. Nhưng Chúa đã chữa lành tất cả vì lòng thương xót. Mặc dù bận rộn như vậy, nhưng ngay từ sáng sớm, Chúa Giêsu đã thức dậy đến một nơi hoang vắng để cầu nguyện với Chúa Cha. Và cũng giống như Thầy Chí Thánh, ngay từ sáng sớm, bác Hắc cũng dậy cầu nguyện rồi bắt đầu một ngày làm việc mới.
Chắc bác Hắc không ngờ rằng bác đă trở nên giống Chúa Giêsu qua một ngày làm việc của mình. Điều đó cho thấy rằng làm việc tông đồ, truyền giáo không nhất thiết phải bằng lời rao giảng, mà còn bằng gương sáng và cả hành động (việc bác ái) nữa. Gương sáng như Thánh Phanxicô Assisi trong mẩu chuyện sau:
“Một hôm nọ, Thánh Phanxicô rủ một thầy dòng:
- Chúng ta cùng đi ra phố để rao giảng đi.
Thầy đó đồng ý và hai người lên đường. Thế nhưng suốt dọc đường Phanxicô không nói một lời gì cả, thầy kia thấy vậy cũng không nói gì. Khi cả hai về đến nhà, thầy đó thắc mắc:
- Chúng ta đã giảng gì đâu?
Thánh nhân mỉm cười trả lời:
- Chúng ta vừa giảng bằng ‘gương sáng’ đó.”
Còn làm tông đồ bằng hành động thì ai cũng có thể làm được. Ví dụ như làm việc thiện, bác ái, chăm sóc cho những người già cả, đau ốm, bệnh hoạn…Đơn giản nhất là đối xử với tha nhân trong tình yêu thương, lòng bác ái,vị tha, dùng hành động để tuyên xưng đức tin của mình. Chỉ những việc đơn giản đó thôi cũng đã làm sáng Danh Chúa, giúp người ngoại hiểu được đạo Công Giáo là đạo chân thật, đạo yêu thương. Những việc làm đó có sức mạnh rao giảng bằng cả vạn lời nói. Và với bác Lê Văn Hắc, có thể thấy rằng bác là vị tông đồ nhiệt thành “giảng Lời Chúa” bằng việc cứu chữa bệnh nhân. Qua con người bác, người ta có thể thấy đức bác ái Kitô giáo- cứu người không phải vì tiền bạc, danh lợi mà vì yêu tha nhân như chính mình. Dù bác không giảng một câu Lời Chúa nào, nhưng việc bác làm ý nghĩa không kém việc rao giảng của các nhà thừa sai trên khắp thế giới.
Thánh Augustinô có một câu nói nổi tiếng: “Ông nọ bà kia làm thánh được, sao tôi lại không”. Chúng ta cũng có thể nói một các tương tự: người ta làm tông đồ được, sao chúng ta lại không làm. Mà đã là người Kitô hữu thì phải có bổn phận làm tông đồ, rao truyền Danh Chúa. Mỗi người hãy tùy khả năng bản thân và ơn Thiên Chúa ban mà làm tông đồ cho Chúa: rao giảng cho người khác biết Chúa; hoặc hành động để làm sáng Danh Chúa.
Xin Chúa ban ơn cho tất chúng ta là những người người Kitô hữu, để chúng ta có thể chu toàn nghĩa vụ tông đồ mà giao cho ta. Xin Chúa cũng nhớ đến lương y Lê Văn Hắc- một lương y Công giáo chân chính mà ban muôn ơn lành cho bác, để cái tâm và “lửa nhiệt tình” với nghề y trong bác sẽ không bao giờ nguội lạnh. Nhờ đó nhiều bệnh nhân sẽ được chữa lành, và Danh Cha mỗi ngày một “cả sáng”.

Những hình ảnh bác Lê Văn Hắc chữa bệnh cho mọi người:
 





Phaolô Trần Quang Vọng - lớp TCV
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Tình Yêu Chẳng Từ Chối Gian Nan
Tình Yêu Chẳng Từ Chối Gian Nan
Xin cho tất cả những ai đang dấn thân phục vụ dân Chúa nơi vùng ngoại biên biết giữ cho trái tim luôn ấm nóng, cho đôi chân luôn vững vàng và ý chí luôn kiên cường trong mọi hoàn cảnh để trở nên chứng nhân sống động về tình yêu Chúa giữa núi rừng Tây Bắc xa xôi này, bất chấp mọi khó khăn thử thách vì “tình yêu chẳng từ chối gian nan”.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log