Thứ năm, 28/03/2024

Lễ Hiển Linh - Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Ngườiở phương Đông và chúng tôi đến triều bái Người

Cập nhật lúc 22:51 03/01/2014
Câu chuyện hấp dẫn mà Bài Phúc Âm hôm nay kể lại, chỉ cho chúng ta thấy các nhà đạo sỹ không quản ngại thời giờ và khó khăn trong việc tìm kiếm Thiên Chúa. Vào thế kỷ VI, người ta gọi tên các nhà đạo sỹ đó là: Melchior là người da trắng, - Balthazar là người da đen - Gaspar là người da vàng. Đồng thời các nhà đạo sỹ này cũng được phác họa để đại diện cho 3 loại tuổi của đời sống con người:
- Melchior là một ông già râu dài, - Balthazar là người trung tuổi, - Gaspar là một thanh niên không râu.
Tất cả những điều đó muốn nói lên rằng mọi dân tộc, mọi da mầu và mọi lứa tuổi đều được mời gọi theo các nhà đạo sỹ đi tìm kiếm Thiên Chúa.
Nhưng trước hết chúng ta đừng quên rằng chính Thiên Chúa đi tìm con người trước. Ngôi sao dẫn đường cho các nhà đạo sỹ chứng tỏ điều đó: “Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người ở Phương Đông”. Thiên Chúa luôn khỏi xướng trong việc tìm kiếm con người. Các nhà đạo sỹ lên đường tìm kiếm Chúa là do sự thúc đẩy từ bên trong chứ không phải do tính tò mò tùy hứng .
Thiên Chúa mời gọi con người trước vì Ngài yêu trước. Thánh Gioan Tông đồ nói: “Chúng ta yêu mến Thiên Chúa vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước”. Thánh Gioan viết tiếp: ”Này đây Ta đứng trước của và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy và người ấy sẽ dùng bữa với Ta”.
Chúng ta đừng sợ sống cho người khác, vì Thiên Chúa đã đi bước trước chúng ta. Thiên Chúa là người ăn xin đầu tiên: Ngài ăn xin tình yêu của con người, Ngài cần con người. Thiên Chúa luôn tôn trọng con người. Ngài để con người tự do. Ngôi sao là một dấu chỉ rõ ràng về điều đó. Ánh sáng lấp lánh của ngôi sao có cái gì đó vừa quyến rũ vừa bí ẩn. Thiên Chúa không lừa bịp. Thiên Chúa không làm lóa mắt. Thiên Chúa không phải là một lang băm dụ dỗ. Người xi tình biết rõ là không bao giờ được phép cưỡng ép người mình yêu. Ơn thánh Chúa là lời mời gọi thôi thúc chứ không cưỡng ép. Ơn thánh Chúa giống như cái nháy mắt mời gọi, nhưng cũng tôn trọng người được gọi tự do… Trong cái nháy mắt ấy, có đủ ánh sáng cho những ai muốn thấy và cũng đủ bóng tối cho những ai không muốn thấy.
Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người. Các nhà đạo sỹ là những người ngoại giáo đã đến với Thiên Chúa và thờ lạy Ngài. Nếu Thiên Chúa được hứa cho dân tộc được chọn, điều đó không có nghiã là Ngài bỏ qua các dân tộc khác. Thiên Chúa không bài ngoại. Thiên Chúa có thể cho người giàu, cũng không đóng lại với người nghèo. Thiên Chúa có thể cho các vua chúa, nhưng cũng không đóng lại cho người bị bỏ rơi. Thiên Chúa mời gọi tất cả, tất cả những ai có tâm hồn nghèo khó, bất kỳ người đó là thế nào. Tất cả mọi người đều có thể tìm thấy chỗ của mình trong đoàn đạo sỹ.
Tuy nhiên, “không ai có thể đến với Thầy, nếu Cha Thầy là Đấng sai Thầy không lôi kéo”. Louis Evely nói: “Lạy Chúa, con đến với Chúa vì Chúa gọi con… Chúa ở trong con, yêu con hơn con yêu Chúa…Cơn đói mà con đói Chúa chẳng là gì so với cơn đói mà Chúa đói con…Con có khả năng không cần Chúa, nhưng Chúa không có khả năng không cần con”.
Thuở còn nằm nôi, chúng ta thường thấy ngôi sao mà cha mẹ chúng ta treo bung biêng trước mặt. Đó chính là ngôi sao ơn gọi, là lời mời gọi của Thiên Chúa, là ngôi sao muốn nói với chúng ta: “Hãy đi theo Ngài”.
Vì thế trong công việc truyền giáo, điều quan trọng là phải tôn trọng tự do của người khác. Chúng ta không thể lấn sân ơn thánh Chúa. Chúng ta không thể cho người khác Đức tin. Bởi vì, Đức tin là ân ban biếu không của Thiên Chúa.
Chúng ta chỉ là ánh sao hoặc phục vụ ánh sao của Thiên Chúa soi chiếu vào trong tim người khác, khi giờ của Thiên Chúa đến. Khi nào mọi người trên trái đất, dù là da trắng, da vàng hay da đen bắt đầu yêu thương nhau, lúc đó chúng ta sẽ cùng nhau hát vang vinh quang Thiên Chúa.
Nhìn lại lịch sử Cựu ước, chúng ta thấy Abraham là người đầu tiên tìm kiếm Thiên Chúa. Ông từ bỏ mọi đảm bảo về cuộc sống để ra đi tới miền đất mà ông không hề biết theo tiếng gọi thầm kín của Thiên Chúa. Phải chăng ông là người điên điên khùng khùng và ngông cuồng ra đi không có chủ định? Các nhà đạo sỹ cũng vậy, trên đường tìm kiếm Thiên Chúa, khi mất hướng, họ đành phải hỏi những luật sỹ tại cung đình và cả vua Hêrôđê, mà những luật sỹ và Hêrôđê ấy đâu có phải là tốt gì.
Trong xã hội hôm nay cũng như xưa, rất nhiều người thờ ơ với Thiên Chúa. Thiên Chúa chẳng qua là người bị lãng quên nhất trong thời đại tiêu thụ của chúng ta ư? Tuy nhiên, một ngày nào đó, mọi người sẽ đặt cho mình một câu hỏi quan trọng: Có Thiên Chúa không? Và Ngài ở đâu? Dù thế giới vô thần duy vật, nhưng Thiên Chúa vẫn hiện hữu và vẫn có nhiều người tìm kiếm Thiên Chúa, vẫn luôn có những nhà đạo sỹ, những người đói khát cái vô tận và đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống của họ.
Niềm đam mê tìm kiếm chân lý của các triết gia, sự say xưa vẻ đẹp của các nghệ sỹ, cơn khát sự công bằng của nhiều người trong xã hội đều là dấu chỉ tôn giáo ở trong họ. Toàn thể mọi người cũng như các nhà đạo sỹ, đều là dân du mục tìm kiếm Thiên Chúa mà họ không biết.
Vậy Thiên Chúa ở đâu? Khi các nhà đạo sỹ tới Giêrusalem, bỗng chốc ngôi sao dẫn đường biến mất, họ liền hỏi Vua Hêrôđê và các luậy sỹ: Vua dân Do Thái mới sinh ra ở đâu, chúng tôi đang mất phương hướng tìm kiếm Ngài?
Tất nhiên, Thiên Chúa không bao giờ làm chúng ta mất hướng. Ngài luôn để lại khắp nơi dấu vết sự hiện diện của Ngài mà chúng ta cần phải làm quen để phát hiện ra. Quan sát thiên nhiên, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa đang nói với chúng ta: “Nếu bạn muốn nhận biết Thiên Chúa, bạn đừng bận tâm giải quyết điều khó hiểu. Hãy nhìn tốt hơn chung quanh bạn và trong bạn, bạn sẽ thấy Ngài đang chơi với những đứa trẻ. Hãy nhìn lên không trung, bạn sẽ thấy Ngài đang đi trong mây, đang dang đôi tay trong tia chớp và đang xuống trong mưa. Bãn sẽ thấy Ngài cười trong hoa, thức dậy và lung lay cây cối”(Khalin Gibran).
Lạy Chúa, Chúa ở đâu? Các nhà đạo sỹ đã thấy Chúa trong dáng vẻ đứa trẻ thơ. Đúng vậy, có lẽ chúng con cũng phải đơn sơ tìm kiếm Chúa nơi những người nghèo, những người cần tình yêu.
 
Gioan Đặng Văn Nghĩa




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Giáo xứ Yên Tập tổ chức Hội thi Kinh nguyện và Giáo lý mừng Đại lễ Phục Sinh 2024
Giáo xứ Yên Tập tổ chức Hội thi Kinh nguyện và Giáo lý mừng Đại lễ Phục Sinh 2024
Ngày 24.03.2024 Chúa nhật Lễ Lá, giáo xứ Yên Tập đã tổ chức Hội thi Kinh nguyện, Giáo lý mừng Đại lễ Phục Sinh. Hiện diện trong chương trình có cha xứ Giuse Nguyễn Văn Cường, quý dì cộng đoàn Mến Thánh Giá Yên Tập, quý ban tổ chức, ban giám khảo và 750 quý cụ ông bà anh chị em tham gia dự thi.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log